Bất cẩn trong lúc chơi đùa, trẻ có thể bị ngã cầu thang, va đập mạnh. Đã có nhiều trường hợp trẻ vẫn tỉnh táo sau cú ngã đó nên cha mẹ đã chủ quan bỏ qua việc trẻ có biểu hiện đau tức vùng hông bên phải liên tục hoặc nôn trớ. Chấn thương thận, bàng quang và niệu quản hay niệu đạo là những tổn thương kín của hệ tiết niệu. Trong số này, trẻ em bị chấn thương thận chiếm tỷ lệ cao nhất với 60-90% các trường hợp chấn thương thận không phẫu thuật được.
Mục Lục
Chấn thương thận là gì?
Chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương bởi bị lực va chạm từ bên ngoài tác động ngược chiều với lực bên trong của thận (máu và nước tiểu).

Chấn thương thận ở trẻ em chiếm tỉ lệ khoảng 1-5% trường hợp chấn thương, thường gặp ở bé trai nhiều hơn. Có đến 90-95% chấn thương thận do bị ngã và va đập mạnh, thường là do tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao…
Khác với người lớn, chấn thương thận ở trẻ có thể liên quan đến các yếu tố bất thường bẩm sinh ở thận như: Thận nước, thận móng ngựa, thận lạc chỗ, u nguyên bào thận…
>>> Truy cập các tin tức hay khác tại đây
Chấn thương thận ở trẻ em
Các bé trai do hiếu động hơn bé gái nên tỉ lệ bé trai bị chấn thương thận cao hơn so với ở bé gái. Ngoài nguyên nhân chấn thương đến từ tai nạn, tác động lực từ bên ngoài thì chấn thương thận ở trẻ em còn có thể liên quan đến các tình trạng thận bị tổn thương bẩm sinh như thận nước, thận móng ngựa,… Thực tế chỉ ra rằng, nguyên nhân chấn thương thận đến từ lý do bẩn sinh ở trẻ cao hơn, mức độ tổn thương còn nặng nề hơn so với chấn thương thận ở người lớn.
Cơ chế chấn thương do tác động bên ngoài vào thận của trẻ có thể đến từ vật tác động là vật tù hoặc vật sắc nhọn. Chấn thương do vật tù là chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã từ trên cao, tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao. Nguyên nhân đến từ tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao. Tỉ lệ làm tổn thương, xé rách nhu thận hay mạch máu thận chiếm khoảng 10 -15% các chấn thương do vật tù. Chấn thương bụng kín theo mạch máu bị tổn thương chiếm tỉ lệ thấp chỉ 0,1%.
Dấu hiệu của chấn thương thận
Sau khi chấn thương, các bé thấy đau vùng thắt lưng, đau tăng dần sau chấn thương. Chướng bụng, nôn, tiểu tiện ra máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ đậm (trường hợp nặng có máu cục máu đông trong bàng quang gây tiểu khó).
Dấu hiệu này rất có giá trị để bác sĩ đánh giá và tiên lượng mức độ chấn thương thận. Vì vậy cha mẹ hãy theo dõi nước tiểu của trẻ.
Tình trạng nhiễm trùng: Sốt, đau tức vùng hạ sườn (nếu trẻ đến muộn) do khối máu tụ hoặc nước tiểu bị rỉ ra. Khối căng vùng mạn sườn thắt lưng do máu tụ đẩy lên. Các tổn thương phối hợp gãy xương, vỡ bàng quang, rách da…
Ngoài ra trẻ có dấu hiệu: Choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi; mạch nhanh, huyết áp tụt là biểu hiện nặng nề nhất khi trẻ bị chấn thương vỡ thận.
Do dịch COVID -19 giãn cách, trẻ được nghỉ học ở nhà. Vì vậy trẻ cần phải thận trọng với những tai nạn dễ xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Đa số (75%) chấn thương thận ở trẻ là thể nhẹ (độ I), tỉ lệ còn lại là do chấn thương ở những mức độ khác nhau và các bất thường ở thận.
Các mức độ tổn thương:
Độ 1: Đụng dập thận (tổn thương đụng dập tụ máu nông vùng vỏ dưới bao thận)
Độ 2 : Dập thận nhẹ (tổn thương dập vùng vỏ chưa đến vùng tủy thận )