Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị táo bón do ăn không đủ chất xơ. Vì vậy, khi trẻ bị táo, mẹ chủ động cho trẻ ăn nhiều rau hơn bình thường. Nhưng điều này chưa chắc đã đúng, vì táo bón còn liên quan đến chế độ vận động và uống nước… Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân rắn và khô, khoảng cách giữa hai lần đi tiêu quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị chứng táo bón. Thống kê cho thấy, tình trạng táo bón ở trẻ em chiếm 3% số ca khám bệnh nhi.
Mục Lục
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?
Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn.Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.
Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,… có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.
Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.
Bố mệ nên làm gì khi trẻ bị táo bón?
Điều chỉnh lại chế độ ăn
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Do vậy, tùy theo từng nguyên nhân để điều trị, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất.
Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.
Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Phải thay đổi thức ăn, vì bị táo bón khi nuôi con bú cần phải điều trị kịp thời.
Việc tăng cường ăn nhiều chất xơ trong đó tăng cường ăn nhiều rau xanh và quả chín. Cha mẹ cần lưu ý chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
Việc bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).
Đối với trẻ lớn hơn thì không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…
Điều chỉnh chế độ vận động và lượng nước uống
Ngoài ra, táo bón còn liên quan đến chế độ vận động và lượng nước uống. Hãy cho trẻ uống thêm nước và đi lại, tập thể dục nhiều hơn, tránh ngồi lâu, ngồi nhiều.
Trẻ cũng cần phải tích cực tham gia các hoạt động thể chất có thể làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa được chứng táo bón.
Phòng ngừa táo bón cho trẻ
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Để phòng ngừa táo bón cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ăn đủ chất xơ bằng cách bổ sung ít nhất một muỗng rau cho mỗi bát cháo hay cơm; cho trẻ ăn thêm trái cây như táo, chuối, đu đủ… hàng ngày. Tập thói quen đi đại tiện cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi vệ sinh mỗi ngày. Tốt nhất là sáng sơm hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.
Mỗi lần ngồi khoảng vài phút nhưng không nên quá 5 phút/lần. Có thể cho trẻ uống một cốc nước đầy hay uống thuốc làm mềm phân trước khi ngồi cầu khoảng 30 phút. Lưu ý tư thế ngồi cầu phải đúng cách, nghĩa là trẻ phải ngồi thoải mái; 2 bàn chân trẻ phải hoàn toàn chạm đất (nếu trẻ phải dùng bồn cầu người lớn thì nên kê chân cho trẻ bằng quyển sách dày hay ghế nhựa).
>>> Theo dõi thêm tại chuyên mục Phòng bệnh cho trẻ
Tập thói quen đi đại tiện
Việc chân trẻ không chạm đất sẽ khiến trẻ không thể đi sạch phân trong ruột. Việc ứ phân dần dần sẽ tạo ra u phân gây bón. Việc tập thói quen đi đại tiện phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn và quyết tâm của gia đình và bản thân trẻ. Thông thường một trẻ sẽ tập được thói quen đi đại tiện vào giờ cố định trong ngày sau khoảng 2 tuần tập nghiêm túc. Tuy nhiên có trẻ cần vài tháng mới tập được thói quen này.
Táo bón là những trường hợp đi tiêu không thường xuyên (dưới 3 lần/1 tuần); phân cứng, khó khăn khi đi đại tiện. Táo bón chức năng là táo bón không kèm theo bất thường về mặt giải phẫu và sinh hóa. Chiếm trên 90 – 95% các trường hợp táo bón ở trẻ em. Táo bón thực thể là táo bón do có bất thường về mặt giải phẫu hoặc sinh hóa; chiếm dưới 5% tổng số trẻ táo bón.