Tìm hiểu về căn bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi

Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh giảm thị lực. Thoái hóa điểm vàng khiến tầm nhìn bị hạn chế, mọi thứ xung quanh trở nên mờ mắt, méo mó. Bệnh tuy không gây đau đớn nhưng khó hồi phục, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Điểm vàng nằm ở phía sau của mắt, kiểm soát thị lực trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh, giúp cảm nhận màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh. Đối với người bình thường, điểm vàng sẽ suy yếu, mất dần thị lực theo tuổi tác, nhưng ở người bị thoái hóa điểm vàng, sự phát triển của các mạch máu bất thường làm rò rỉ máu và chất lỏng có thể dẫn đến mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là gì?

Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là tình trạng lão hóa ở mắt liên quan đến tuổi tác. Thường gây ảnh hưởng tới những người có độ tuổi từ 60 trở lên. Quá trình tiến triển của AMD thường rất chậm, khiến cho người bệnh khó có thể nhận ra sự thay đổi của thị lực. Thoái hóa điểm vàng thường xảy ra ở hoảng điểm- một phần trung tâm của võng mạc. Khi bị AMD, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, thậm chí có thể mất thị lực ở cả hai mắt,.dẫn đến một số vấn đề về khuyết tật thị giác.

Các loại thoái hóa điểm vàng

  • Thoái hóa điểm vàng dạng khô (atrophic): Có mức độ phổ biến hơn dạng ướt (khoảng 90%). AMD dạng khô xảy ra do sự gia tăng của các chất thải võng mạc, hay còn gọi là drusen. Khiến cho lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở hoàng điểm bị mỏng đi, lâu dần dẫn đến tình trạng chết mô. Gây mờ mắt hoặc làm mất thị lực ở vùng trung tâm. Ngoài ra, thoái hóa điểm vàng dạng khô nếu không được điều trị sớm có thể phát triển thành thoái hóa điểm vàng dạng ướt. Một dạng AMD có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Thoái hóa điểm vàng dạng ướt (exudative): Có mức độ ít phổ biến hơn so với AMD dạng khô (chỉ chiếm khoảng 10%). Tuy nhiên nó lại gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh. AMD dạng ướt xảy ra khi các mạch máu bất thường hình thành dưới võng mạc. Máu và các chất lỏng khác sau đó bị rò rỉ từ các mạch máu. Gây ra sẹo ở hoàng điểm. Tình trạng này sẽ khiến cho thị lực trung tâm bị biến dạng hoặc mất đi. Người bệnh có thể xác định nhầm đường thẳng thành các đường lượn sóng.

Đối tượng nào có nhiều nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng nhất?

Những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng cao hơn. Nguy cơ tăng cao khi bạn già đi. Các yếu tố nguy cơ khác như da trắng (thoái hóa điểm vàng ở người da trắng phổ biến hơn các chủng tộc khác, đặc biệt là sau tuổi 75); hút thuốc, thừa cân hoặc có tiền sử gia đình bị thoái hóa điểm vàng.

Những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng
Những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng

>>> Đọc thêm các bệnh khác tại chuyên mục Phòng bệnh cho người lớn tuổi

Các triệu chứng

Những người bị thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu có thể không nhận thấy sự thay đổi nhiều về thị lực của họ. Đặc biệt nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt. Có thể có một số hiện tượng mờ nhưng sẽ cải thiện khi ánh sáng sáng hơn. Khi thoái hóa điểm vàng trở nên tồi tệ hơn. Mọi người có thể khó nhìn thấy khuôn mặt hoặc từ ngữ trong sách hơn. Những người bị thoái hóa điểm vàng giai đoạn muộn khi nhìn đường thẳng. Nhưng lại thành đường cong hoặc lượn sóng và có thể xuất hiện điểm mù gây mất thị lực trung tâm.

Biểu hiện thoái hóa điểm vàng

Bác sĩ có thể biết bạn có bị thoái hóa điểm vàng hay không bằng cách cho bạn khám mắt giãn toàn diện. Trong quá trình kiểm tra, thuốc nhỏ được nhỏ vào mắt của bạn để mở rộng hoặc làm giãn đồng tử. Sau đó, một thấu kính đặc biệt được sử dụng để xem xét các tổn thương trên võng mạc. Võng mạc là lớp mô ở phía sau của mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi kiểm tra, tầm nhìn của bạn có thể bị mờ trong khoảng thời gian vài giờ.

Bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn một lưới Amsler để xem xét mỗi ngày. Trên lưới Amsler, những người có thị lực bình thường sẽ nhìn thấy các đường thẳng màu đen với một chấm ở trung tâm. Nhưng những người bị thoái hóa đểm vàng giai đoạn sau sẽ thấy các đường gợn sóng hoặc mờ và một số đốm đen ở giữa. Nếu bất kỳ xét nghiệm nào trong số này cho thấy thị lực trung tâm của một người có vấn đề. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để cho biết liệu có mạch máu bị rò rỉ xung quanh điểm vàng hay không.

Điều trị

Thoái hóa điểm vàng không thể được chữa khỏi, nhưng nó có thể được điều trị để tình trạng bệnh không trở nên tệ hơn. Trong một số trường hợp, tầm nhìn của mọi người có thể trở nên tốt hơn.

Phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng là điều quan trọng để bảo vệ thị lực của bạn. Trong giai đoạn đầu của thoái hóa điểm vàng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống. Và uống nhiều vitamin hơn. Xin ý kiến bác sĩ về các loại vitamin tốt cho mắt. Nếu các mạch máu phát triển bất thường, có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật laser. Để giúp ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường trong võng mạc.

Cách để bảo vệ tầm nhìn của mình?

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên

Nguy cơ mất thị lực do thoái hóa điểm vàng có thể được giảm bớt bằng cách thực hiện những điều sau:

Khám mắt giãn toàn diện ít nhất mỗi năm một lần nếu bạn từ 60 tuổi trở lên.

Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng.

Từ bỏ hút thuốc lá.

Ăn nhiều rau lá xanh và cá.

Giữ huyết áp bình thường.

Giữ mức cholesterol ở mức thấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *