Bật mí một số bài thuốc trị bệnh viêm xoang mạn tính ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng, gầy còm, cơ địa dị ứng, hay bị viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng,… không thể điều trị khỏi. Và lâu ngày sẽ dẫn đến viêm xoang. Hệ thống xoang trên vùng xương sọ mặt bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Theo y học cổ truyền, bệnh viêm xoang mãn tính ở trẻ em gọi là cam mũi, tỵ cam. Cùng chúng tôi tìm hiểu các bài thuốc trị bệnh này nhé.

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Hệ thống xoang trên vùng xương sọ mặt bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng, xoang bướm. Các xoang có cấu trúc là những khoang rỗng được bao phủ bởi lớp niêm mạc, có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp làm nhẹ khối xương mặt, lọc và làm ẩm không khí vào mũi mà còn còn giúp cộng hưởng âm thanh, tạo cho mỗi người giọng nói đặc trưng.

viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang ở trẻ em

Không chỉ phổ biến ở người lớn,viêm xoang cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là vi-rút, vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella,… Các vi khuẩn này di chuyển ngược dòng từ vùng hầu họng lên các xoang gây tình trạng viêm xoang cho trẻ.

Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các cháu suy dinh dưỡng, gầy yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bếp than hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng,viêm VA,viêm amidan.

Triệu chứng của bệnh

Viêm xoang mạn tính ở trẻ em là chứng bệnh viêm mũi có biến chứng viêm xoang. Bệnh thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, thường là viêm xoang hàm hoặc viêm xoang hàm – sàng.

Trường hợp bệnh diễn biến mạn tính ngay từ đầu, không chịu tác dụng của thuốc, rất khó chữa và cả hai bên xoang đều bị viêm.

Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh ngạt mũi, mũi chảy dịch nhày – mủ (nước mũi đặc hơi xanh) kéo dài, hay tái phát. Nếu hít phải chất dịch này hoặc sẽ gây viêm phế quản tái diễn. Nếu nuốt xuống đường tiêu hóa gây viêm dạ dày ruột non, ho từng cơn… Chất dịch chảy ra ngoài lỗ mũi thành vệt viêm.

Trường hợp do thấp nhiệt hiệp với phong tà nhập vào tỳ phế làm ảnh hưởng trực tiếp đến phế lạc và mũi gây ra.

Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh chảy nước mũi đặc liên tục, màu xanh vàng, hơi tanh. Hai lỗ mũi đỏ, mắt nhíp, người gày yếu, ăn uống kém. Người bệnh có thể đại tiện lỏng, phân sống, mình nóng, hay ra mồ hôi trộm, mạch tế sác

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ phế, thông lạc, thanh hư nhiệt, trừ thấp.

Một số bài thuốc uống trị viêm xoang mạn tính

Bài 1 – “Lục thần tán gia giảm”: Nhâm sâm 6g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo (chích) 4g, biển đậu 6g, hoàng kỳ 6g, hoàng cầm 5g, hạnh nhân 5g, bối mẫu 6g, liên kiều 5g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc uống.

Bài 2: Nhân sâm 4g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo (chích) 4g, biển đậu 6g, hoàng kỳ 6g, sinh dịa 8g, huyền sâm 6g, đan bì 6g, mạch môn 6g, kim ngân 8g, ké đầu ngựa 8g, tân di 4g hoàng cầm 6g. Sắc uống.

>>> Theo dõi các thông tin khác tại đây

Một số bài thuốc dùng tại chỗ

Bài 1: Hổ nhục 40g, bạch phàn 40g, huyết dư thán 20g. Hổ nhục, bạch phàn giã nhuyễn, cho vào nồi đất bịt kín, nung, để nguội lấy ra nghiền mịn. Huyết dư thán nghiền mịn. Trộn đều 2 bột thuốc với nhau. Dùng nước sắc hoa tiêu để rửa sạch mũi, chấm khô, bôi thuốc vào hai lỗ mũi, bôi sâu.

bạch phàn
Vị thuốc bạch phàn

Bài 2 – Thuốc Cam xanh (thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến). Đây là loại thuốc cam không có chì, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, có ở các quầy thuốc.

Dùng nước nhỏ mũi mắt Natri clorid 0,9% để rửa sạch hai lỗ mũi, thấm khô. Lấy tăm bông thấm bột thuốc, bôi sâu vào trong 2 lỗ mũi. Ngày bôi một lần, cách 2 ngày dùng thuốc một lần

Điều dưỡng và dự phòng: Vệ sinh mũi hàng ngày, không dùng tay bẩn ngoáy lỗ mũi. Người bệnh nên ăn các chất dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *