Đau khớp gối và các bài thuốc điều trị hiệu quả

Đau khớp gối là căn bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng lớn đến vận động, khiến người bệnh khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Đau đầu gối có thể liên quan đến chấn thương, các loại viêm khớp và một số vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù bệnh này có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị được. Do đó, nếu bị đau khớp gối, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Triệu chứng của bệnh

Đau khớp gối thường xuất hiện sau vận động mạnh, sau khi thay đổi thời tiết. Người bệnh có thể đau từng đợt hay liên tục, dai dẳng với cường độ thay đổi. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện cứng khớp buổi sáng sau khi ngủ dậy, có tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối.

Đau khớp gối xuất hiện sau vận động mạnh, thay đổi thời tiết, khi ngủ dậy. Ở giai đoạn muộn, khớp gối sưng nóng đỏ và đau nhiều.

Theo y học cổ truyền, đau khớp gối được xếp vào chứng tý, thống phong, hạc tất phong, lịch tiết phong… Nguyên nhân liên quan đến can, tỳ và thận. Bệnh chủ yếu là hư chứng.

Một số bài thuốc

Đau khớp gối do khí huyết hư tổn

Người bệnh sưng đau gối, chân tay yếu mỏi vô lực, sắc mặt úa vàng, choáng váng, hồi hộp; kèm theo chất lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ non, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.

Đau khớp gối do khí huyết hư tổn
Đau khớp gối do khí huyết hư tổn

Phép điều trị nên bổ khí huyết, ấm kinh mạch, tán phong thấp.

Bài thuốc “Đại Phòng phong thang”: Xuyên khung 8g, thục địa 12g, phòng phong 6g, hoàng kỳ 12g, khương hoạt 8g, phụ tử 4g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, đỗ trọng 12g, đảng sâm 12g, ngưu tất 12g, đương qui 12g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Đau khớp gối do can thận hư tổn

Người bệnh biểu hiện hai gối sưng to và đau, lưng đau mỏi, chi dưới teo cơ, khó khăn khi đi lại; kèm theo choáng váng, tinh thần mỏi mệt, lưỡi gầy hoặc to mập, chất lưỡi nhợt hoặc tối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực. Phép điều trị nên bổ can thận, tăng tinh tủy, tán hàn thấp.

Bài thuốc “Tam khí ẩm”: Bạch thược 12g, bạch truật 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, nhân sâm 6g (có thể thay bằng đảng sâm 12g), phụ tử 4g, thục địa 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống.

Đau khớp gối do hàn thấp nghẽn trệ

Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to, đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng ngả màu xanh; kèm theo hất lưỡi tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn hoặc trầm trì. Phép trị là tán hàn ôn kinh, trừ thấp hoạt huyết. Dùng một trong các bài:

Bài thuốc 1 – “Ngũ tích tán”: Bạch chỉ 10g, phục linh 12g, cam thảo 4g, nhục quế 3g, đương qui 12g, bán hạ 12g, bạch thược12g, trần bì 8g, xuyên khung 8g, chỉ xác 10g, thương truật 10g, ma hoàng 3g, hậu phác 10g, can khương 3g, cát cánh 6g. Sắc uống.

Bài thuốc 2 – “Dương hòa thang”: Bạch giới tử 12g, nhục quế 3g, ma hoàng 3g, cam thảo 4g, thục địa 12g, lộc giác 8g. Sắc uống.

Đau khớp gối do nhiệt độc cốc phá ở trong

Người bệnh khớp gối sưng đỏ đau kịch kiệt, xu thế như hổ xé, co duỗi khó khăn, người nóng, tâm phiền khát nước; kẻm theo tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi khô, mạch hoạt sác. Phép điều trị nên thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương.

hoàng kỳ
Vị thuốc hoàng kỳ

Bài thuốc “Ngũ vị tiêu độc ẩm” kết hợp bài “Hoạt lạc hiệu linh đan”: Kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, tử hoa địa linh 3g, cúc hoa 10g, đương qui 12g, nhũ hương 8g, đan sâm 12g, một dược 6g. Sắc uống.

Sau khi khớp hết sưng đau, uống bài “Thập toàn đại bổ thang”: Đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, nhục quế 4g, bạch truật 12g, xuyên khung 8g, cam thảo chích 6g, thục địa 12g. Sắc uống. Công dụng: bồi bổ khí huyết, tiêu sưng giảm đau. Còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Đau khớp gối do thấp độc tích đọng

Khớp gối người bệnh sưng đau nặng, đầu u ám, mình nặng nề, chân tay thân mình căng trướng. Kèm theo bụng đầy, buồn nôn, đại tiện nát, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc tối nhạt; rêu lưỡi trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm hoãn hoặc huyền hoạt. Nguyên nhân do thấp độc lưu đọng gây nên bệnh. Phép điều trị nên lợi thấp khứ phong, ích huyết giải độc.

Bài thuốc “Ý dĩ nhân thang”: Ma hoàng 4g, đương qui 12g, bạch truật 12g; ý dĩ nhân 10g, quế chi 3g, độc hoạt 10g, phòng phong 6g, xuyên khung 8g, khương hoạt 8g; xuyên ô 3g, thảo ô 4g, sinh khương 3g. Sắc uống.

>>> Nhấp vào đây để xem thêm các bài thuốc khác

Các biện pháp chăm sóc khi đau khớp gối

Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.

Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

– Dành thời gian nghỉ ngơi

Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn. Người bệnh có thể cần 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho các chấn thương nhẹ. Tuy nhiên chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc điều trị y tế.

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nhiệt độ có thể giảm đau do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng.

– Xoa bóp, massage khớp gối

Tác động cơ tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ, giúp người bệnh bớt đau nhức. Phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp nước; dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.

– Giảm áp lực cho khớp gối

Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *