Bật mí một số vị thuốc trị bệnh thay thế vảy tê tê mà mọi người nên biết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động thực vật quý hiếm như: cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, lũ lụt kéo dài, sạt lở đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguyên nhân mà người dân mang theo là săn bắt, buôn bán, sử dụng làm thực phẩm, chữa bệnh …

Vì vậy, việc tìm những dược liệu có tác dụng tương tự để thay thế từ những động, thực vật này là vô cùng quan trọng. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm các vị thuốc quý nhé.

Tác dụng của vảy tê tê

Vị thuốc vảy tê tê còn gọi là xuyên sơn giáp.

Theo Đông y: Tê tê có vị mặn, tính hơi hàn, tác dụng bài nùng, lợi sữa, hoạt huyết, thông kinh và được sử dụng để điều trị u xơ tuyến tiền liệt, bế kinh, tắc sữa, xơ gan, bệnh trĩ…

Vị thuốc vảy tê tê còn gọi là xuyên sơn giáp.
Vị thuốc vảy tê tê còn gọi là xuyên sơn giáp

Có 25 vị thuốc có tác dụng tương đương vảy tê tê trong các bài thuốc điều trị bệnh, nên có khả năng thay thế vị thuốc vảy tê tê, gồm: Kim ngân hoa, cam thảo, kinh giới tuệ, bồ công anh, sung, bụp giấm, cỏ sữa lá lớn, hạ khô thảo…

Nhiều người hiểu chưa đúng việc dùng vảy tê tê để chữa bệnh

Thông tin về loài động vật này, bác sỹ Lê Hùng, Chủ tịch Hội Đông y và Châm cứu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tê tê dân gian quen gọi là con trút, là loài động vật duy nhất trên thế giới có vảy.

Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên là vị thuốc xuyên sơn giáp, có vị mặn, tính hơi hàn, thông kinh lạc, trừ phong, hoạt huyết, tiêu ung nhọt, lợi tia sữa…

Ngoài ra, trong dân gian có những lời đồn thổi cho rằng, tê tê có thể điều trị bệnh đái tháo đường; tăng cường sinh lực, tăng cường ham muốn tình dục, điều trị ung thư…

Tuy nhiên, theo bác sỹ Lê Hùng những lời đồn thổi này là không có căn cứ khoa học. Khoa học cũng chứng minh, xương thịt và nội tạng của tê tê không có tác dụng điều trị đặc hiệu cho một bệnh chứng nào cả.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, vảy tê tê là một vị thuốc đã được sử dụng để điều trị bệnh từ xa xưa.

Trong y văn của y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc ghi nhận. Vảy tê tê là một vị thuốc trong bài thuốc điều trị chứng phong thấp, tê cứng đau nhức các khớp xương; sốt do đờm tích, lao hạch, mụn nhọt mới phát chưa vỡ mủ, bế kinh, tắc tia sữa…

Từ phân tích trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bay cho biết, đây mới chỉ là dựa trên kinh nghiệm dân gian chứ chưa có căn cứ khoa học nào cả.

Một số bài thuốc có vị thuốc thay thế vảy tê tê

Bài 1: Điều trị cảm sốt

Điều trị cảm sốt
Điều trị cảm sốt

– Dùng bài: Ngân kiều tán (Sách Ôn Bệnh Điều Biện), gồm Kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g; bạc hà 24g, trúc diệp 16g, cam thảo (sống) 20g, kinh giới tuệ 16g, đạm đậu xị 20g; ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc vi căn tươi

Bài 2: Điều trị mụn nhọt mới phát

Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 bát. Sắc còn 2 bát. Thêm đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).

Bài 3: Điều trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau

Kim ngân hoa, đương quy, hoàng kỳ (nướng mật), cam thảo đều 10g. Sắc, thêm 1/2 bát rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).

Bài 4: Điều trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước

Kim ngân hoa, hoàng kỳ (sống) đều 20g, đương quy 32g, cam thảo 4g, lá ngô đồng 50 lá. Nước 1/2 bát, rượu 1/2 bát, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).

Bài 5: Điều trị lở ngứa

Hoa kim ngân 20g, cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp xung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài 6: Điều trị họng đau, quai bị

Kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g; cát cánh 8g, kinh giới 8g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài 7: Điều trị cảm cúm

Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Bài 8: Điều trị sởi

Hoa kim ngân 30g, cỏ ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *