Giới trẻ hiện đại không muốn kết hôn – duy trì ở mức sinh thấp

Khảo sát nhanh khoảng 300 sinh viên thuộc Đại học Lao động, thương binh và xã hội tại cơ sở 2 – TP.HCM thì có đến hơn 2/3 chọn kết hôn sau năm 30 tuổi và quyết định không kết hôn. Đây cũng là thực trạng chung mà ở các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển đang phải đối diện. Khảo sát này được thực hiện ở trong buổi giao lưu – tọa đàm về “Giải pháp hỗ trợ và khuyến khích sinh đủ hai con tại các vùng mức sinh thấp” tại Trường đại học Lao động, thương binh và xã hội (thuộc cơ sở 2 – TP.HCM) do Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình đã tổ chức vừa qua.

Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh

Mức sinh giảm liên tục

Đây cũng là thực trạng chung ở các địa phương khu vực phía Nam. Nơi có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, đô thị hóa cao tại Việt Nam. Giới chức ngành dân số cho hay xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao là những nguyên nhân tác động đến mức sinh thấp và chênh lệch giữa các vùng miền.

Mức sinh giảm liên tục
Xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) – cho biết hiện có 21 tỉnh thành có mức sinh thấp, tập trung ở các địa phương khu vực phía Nam, có điều kiện kinh tế phát triển, đô thị hóa cao.

Riêng TP.HCM có mức sinh thấp tiếp tục giảm và giảm sâu: 1,68 con/bà mẹ (năm 2013), xuống còn 1,39 con/bà mẹ (năm 2019), có năm xuống rất thấp 1,24 con/bà mẹ (năm 2016).

Để lại nhiều hệ lụy cho đất nước sau này

Thế nhưng ở những địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, chưa phát triển như vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ lại có mức sinh cao với 33 tỉnh thành, trong đó có đến 16/33 tỉnh mức sinh rất cao (trên 2,5 con/bà mẹ). Ông Nguyễn Đình Cử – chủ tịch hội đồng khoa học Viện Dân số, gia đình và trẻ em cho rằng áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ tác động lớn đến mức sinh thấp.

Giới chức ngành dân số lo ngại mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, gia tăng sự chênh lệch mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư… Trước thực trạng này, Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình vận động mỗi cặp vợ chồng, gia đình nên sinh hai con tại vùng có mức sinh thấp. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản…

Lý do vì sao giới trẻ không mặn mà đến việc kết hôn?

Áp lực từ việc kết hôn

Theo thống kê, tại Úc và New Zealand; cứ 7 phụ nữ thì có 1 người ở độ tuổi 45-49 chưa kết hôn. Còn ở Mỹ, khoảng 25% thanh niên hiện nay được dự báo có khả năng vẫn sẽ độc thân khi chạm ngưỡng 50 tuổi. Trong khi đó, tại Nhật Bản, khoảng 1/3 số phụ nữ trên 30 tuổi chưa kết hôn. Và nhiều khả năng 50% trong số họ sẽ sống độc thân cả đời.

Áp lực từ việc kết hôn
Những số liệu cho thấy độc thân và tuổi kết hôn tăng cao

Những số liệu trên cho thấy độc thân và tuổi kết hôn tăng cao. Và đang là hiện tượng khá phổ biến trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tuổi kết hôn trung bình lần đầu hiện nay là 25,2. Tăng 0,7 tuổi so với thập niên trước.

Theo đó, ưu tiên phát triển bản thân, chú trọng sự nghiệp. Sợ thiếu tự do và trách nhiệm trong hôn nhân, lo lắng về việc nuôi dạy con cái. Cũng như ảnh hưởng từ các câu chuyện đổ vỡ… là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ ngày càng không “mặn mà” với chuyện kết hôn.

Gỡ bỏ những định kiến

Nhiều ý kiến cho rằng, để hôn nhân đúng nghĩa là khởi đầu cho những trải nghiệm mới. Điều quan trọng là gỡ bỏ những định kiến như “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Thay vào đó, chồng cũng có thể làm nội trợ; nếu họ muốn còn vợ vẫn có cơ hội phát triển sự nghiệp thành công. Từ đó, hôn nhân bền vững hơn; khi chính những người trong cuộc được tự do lựa chọn vai trò trong gia đình của mình.

Còn theo ý kiến của các chuyên gia, những người trong cuộc nên thẳng thắn về những mong mỏi của bản thân cũng như tôn trọng lý lẽ của đối phương, cùng nhau san sẻ việc nhà và nỗi lo tài chính để tất cả mọi người đều có cơ hội được phát triển lành mạnh và bình đẳng.

Trang pfcbiz.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *