Mất tài khoản, mất tiền, thậm chí là xém ‘mất cả mạng’ là những câu chuyện được cộng đồng trên không gian mạng chia sẻ rất nhiều trong suốt thời gian chiến dịch ‘Chuyện lên mạng’ của ứng dụng Cốc Cốc được phát động. Mặc dù được cảnh báo rất nhiều trên các trang báo điện tử thì các tai nạn hay tình huống dở khóc dở cười vẫn diễn ra thường xuyên hằng ngày với thủ đoạn càng lúc càng biến tướng và tinh vi hơn bao giờ hết.
Đa phần các nạn nhân khi rơi vào tình cảnh bị lừa nếu không quá nghiêm trọng thì thường sẽ có xu hướng cho qua. Nhiều trường hợp cố ý “bóc phốt” thì chỉ một thời gian ngắn, cộng đồng mạng cũng sẽ nhanh chóng quên ngay, vì quy mô rất nhỏ và bởi những câu chuyện hằng ngày khác sẽ xuất hiện để thế chỗ dần cho nhau. Phải chăng là chúng ta cần một điều gì đó thiết thực hơn cả thế, chẳng hạn như một không gian an toàn, một “chiếc hộp” mở để mọi người có thể thoải mái tố tụng, đọc được những câu chuyện của người khác từ đó rút được ra kinh nghiệm cho chính mình?
Mục Lục
Một không gian mạng ảo dành cho giới trẻ bóc phốt online
“Chuyện trên mạng” là chiến dịch đặc biệt của Cốc Cốc nhằm khích lệ cộng đồng mạng cũng như những người từng là nạn nhân lừa đảo lên tiếng chia sẻ câu chuyện của mình. Từ đó, chiến dịch góp phần nâng cao nhận thức và đúc kết thành những bài học bổ ích. Tính đến thời điểm hiện tại, Chuyện lên mạng thu hút gần 300.000 lượt truy cập với hơn 200 câu chuyện về các tình huống lừa đảo muôn hình vạn trạng.
Tài khoản trên không gian mạng xã hội rình rập nguy hiểm
Đơn giản mà phổ biến nhất là câu chuyện bị mất tài khoản Facebook. Với một người dùng Facebook lâu năm mà nói, tài khoản là giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Từ những câu chuyện tán gẫu với bạn bè; những bức ảnh kỷ niệm tới những dòng trạng thái (status) hồi còn trẻ… Thế mà một ngày, tài khoản Facebook biến mất, lại bị chính những hacker quay lại đòi tiền.
Nghiêm trọng hơn, nhiều kẻ giả mạo dùng chính tài khoản đánh cắp để đi vay mượn khắp nơi. Từ những câu chuyện có thật, những bài học kinh nghiệm được rút ra để bảo vệ tài khoản online của bản thân, như “đừng bấm vào link lạ”, “đừng tham gia minigame bừa bãi” và quan trọng nhất, “đừng dùng facebook đăng nhập lung tung”. Không chỉ mất tài khoản, mất tiền. Nhiều trường hợp thậm chí rơi vào “bẫy tình” của những kẻ lừa đảo để rồi chịu lấy nhiều tổn thương. Các đối tượng thường nhắm tới những người phụ nữ thành đạt cô đơn hoặc đã có tuổi.
Những câu chuyện lừa tình qua mạng dở khóc dở cười
Chỉ với một profile đẹp, một cái tên kêu và cách nói chuyện ngọt ngào. Những kẻ lừa đảo đi lang thang khắp các trang mạng xã hội để tìm kiếm và tạo thiện cảm với con mồi. Một người tham gia với nickname Trần Công M. đã chia sẻ câu chuyện từ chính người dì hàng xóm của mình – một trong số những nạn nhân của việc bị “lừa tình” qua mạng.
Sau khi thành công lấy lòng tin và vẽ ra một tương lai tươi sáng. Thì kẻ lừa đảo ngỏ ý muốn gửi cho người phụ nữ này một món quà có giá trị. Nhưng để nhận được thì phải ứng trước một khoản tiền để đóng lệ phí nhận hàng. Tiền dù đã gửi nhưng lại chẳng có kiện hàng nào được gửi về. Người tình sau đó cũng biến mất trên mọi mặt trận.
Không hề cá biệt, nhiều người phụ nữ cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Nhiều phi vụ lừa đảo thậm chí vượt quá phạm vi không gian mạng. Khi vị trí và thông tin cá nhân của người bị hại được khai thác để lợi dụng.
>>> Xem thêm về chuyên mục đời sống giới trẻ
Sử dụng tài chính để thu hút giới trẻ với mong muốn làm giàu
Nhận được các tin nhắn thông báo trúng thưởng
Đối tượng lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ. Như: mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng,… nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng, xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức. Rất có thể, đối tượng xấu sẽ khai thác các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Hay thông tin cá nhân để trục lợi, đánh cắp tiền.
Hiện đường link ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Rủi ro này đang lan truyền nhanh và rộng tới người dùng Việt Nam. Đơn cử như hàng loạt người dùng Facebook nhận được tin nhắn có tiêu đề cùng đường link: “Adidas kỷ niệm 100 năm – nhấn vào để nhận quà”, tin nhắn kêu gọi tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola”, mạo danh Co.opmart gửi link kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng phiếu mua hàng… nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Và xâm nhập hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng sử dụng hình thức liên quan đến hoạt động từ thiện. Với hình thức này, đối tượng lừa đảo tranh thủ tâm lý giúp đỡ cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã dụ dỗ nạn nhân quyên góp cho các quỹ từ thiện lừa đảo do chúng lập ra mạo nhận là giúp đỡ những cá nhân, đồng bào, hay khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngoài ra chúng còn dụ dỗ nạn nhân đóng góp cho hoạt động phát triển vắc xin chống lại virut. Hoặc tặng khẩu trang miễn phí đã được tẩm thuốc mê…
Các hình thức lừa đảo đầu tư trên mạng thu hút giới trẻ tham gia
Với hình thức lừa đảo liên quan đến hoạt động đầu tư. Các bẫy lừa đảo đầu tư điển hình sử dụng chiêu trò hứa hẹn. Như nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận cao khi đầu tư vào công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị COVID-19. Mô hình lừa đảo qua việc đầu tư online được nhận diện qua một số dấu hiệu như: Kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh, hứa hẹn trả lãi với lãi suất cực cao, cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỉ lệ cố định để hạn chế người tham gia rút vốn khi đến hạn các đối tượng lừa đảo thường đưa ra mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn…
Thế giới ảo không hoàn toàn vô hại mà đầy rẫy những cạm bẫy. “Chuyện lên mạng” đã và đang trở thành không gian online. Nó giúp những người không may trở thành nạn nhân có cơ hội cất lên tiếng nói. Góp phần bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong hành trình “chu du” thế giới mạng.