Một số bài thuốc trị bệnh liên quan đến phổi khi trời chuyển thu

Theo Đông y, vào mùa thu, dương khí của đất trời bắt đầu suy yếu. Trời rét đậm dần, trời chuyển lạnh, gió lạnh từ phía Bắc tràn vào phía Nam, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn.

Tất cả mọi vật đều theo sự phát triển của không khí lạnh. Dương khí suy yếu và âm khí tăng lên. Khi cơ thể bị nhiễm tà khí vào mùa thu sẽ làm tổn thương tân dịch, da khô, phế nhiệt, thanh nhiệt dẫn đến khí huyết và dinh dưỡng bị tổn hại.

Những bệnh về Phổi

Cảm lạnh

Bạn có thể dễ dàng bị lây bệnh cảm từ người khác thông qua ho hoặc hắt hơi. Bệnh cảm khiến mũi của bạn đỏ lên, hắt hơi và đôi khi sốt. Bệnh còn có thể kích ứng phổi và đường dẫn khí khiến bạn bộc phát các cơn ho, gây hen suyễn hoặc các viêm nhiễm khác như viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Bị cảm lạnh
Bị cảm lạnh

Thông thường bệnh cảm sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày khiến bạn liên tục sổ mũi và hắt hơi. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên xấu đi hoặc cơn sốt kéo dài 5 ngày hoặc đau cổ họng dai dẳng.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng ống phế quản mang khí đi từ phổi bị viêm nhiễm. Cảm lạnh, cúm hoặc các chất kích ứng như phấn hoa, khói thuốc có thể gây viêm phế quản. Bạn có thể sẽ mắc phải các cơn ho khan và có đờm. Bạn hãy đến khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài 3 tuần. Nếu bạn bị sốt hoặc dịch nhầy có máu, bạn cần kiểm tra sức khỏe ngay lập tức để có các đơn thuốc chữa trị kịp thời. Bạn có thể luyện tập thở để hỗ trợ chữa trị viêm phế quản.

Viêm phổi

Virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc có thể làm viêm nhiễm các túi khí trong phổi bạn (túi chứa dịch hoặc mủ). Nhiệt độ cơ thể của bạn có thể tăng cao, khó thở hoặc ho khan có đờm. Tình trạng này rất nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đến khám bác sĩ nếu bộc phát các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc sốt dai dẳng không dứt. Nếu vi khuẩn chính là nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể sử dụng kháng sinh để chữa trị. Các loại viêm phổi khác có thể sẽ khó chữa trị hơn. Tuy nhiên, bạn có thể nghỉ ngơi và dùng dược phẩm để cải thiện sức khỏe.

Một số bài thuốc

Bài 1: bài thuốc tang hạnh thang

Trị: Sốt, nhức đầu ra mồ hôi, hơi sợ phong hàn, ho ít đờm, khô họng và mũi miệng, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch sác.

Thành phần: Tang diệp 16g, sa sâm 16g, đạm đậu xị 24g, hạnh nhân12g, tương bối 12g, chi bì 20g

Tang diệp
Tang diệp – Một thành phần trong bài thuốc

Cách dùng: Hạnh nhân cám sao bỏ vỏ, tương bối tán nhỏ. Các vị trên sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Bài 2: bài thuốc hạnh tô tán

Trị: Sốt, sợ lạnh, nhức đầu, không ra mồ hôi, ngạt mũi, ho đờm trắng loãng, khô họng, khô môi.

Thành phần: Hạnh nhân 10g, tô diệp 12g, tiền hồ 12g, bán hạ chế 16g, chỉ xác 12g, sinh khương 8g, trần bì 8g, phục linh 12g, cam thảo 6g, cát cánh 10g, đại táo 7 quả.

Cách dùng: Bán hạ chế, tử tô giã dập. Hạnh nhân bỏ vỏ, đại táo xẻ ra. Các vị trên sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Bài thuốc có thể tán bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 8 -10g.

Bài 3: bài thuốc a giao hoàng cầm thang

Trị:  Ngứa họng, ho khan, ho tăng dần, sau ho có đờm dính máu, nóng bụng, đại tiện lỏng.

Thành phần: Hạnh nhân 12g, a giao 16g, thanh tử cầm 12g, bạch thược 16g, xa tiền 12g, cam thảo 8g, tang bì 24g, cam giá 20g.

Cách dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ. Tang bì sống. 7 vị trên trừ a giao sắc với 1600ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml, đun sôi cho a giao vào, quấy đều. Chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Trị: Sốt, ho không đờm, suyễn, khô họng và mũi, bực dọc, khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, khô, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm.

Thành phần: Tang diệp tươi 12g, thạch cao 24g, cam thảo 4g, mạch môn đông 16g, tỳ bà diệp 8g, hạnh nhân 12g, hồ ma nhân 12g, a giao 16g, đẳng sâm 12g.

Cách dùng: Hạnh nhân cám sao, bỏ vỏ. Hồ ma nhân sao, tán vụn. Tỳ bà diệp bỏ lông, chích mật, thạch cao giã nát cho vào túi vải túm lại.

8 vị trên trừ a giao, sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml đun sôi cho a giao vào, quấy đều. Chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Bài 4: bài thuốc kiều hà thang

Trị: Ù tai, mắt đỏ, sưng lợi, đau họng.

Thành phần: Bạc hà 16g, liên kiều 10g, cam thảo 8g, lục địa bì 24g, cát cánh 12g,sơn chi 20g

Cách dùng: Sơn chi sao hắc. Lục đậu vi sao. Các vị trên sắc với 1600ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Chia đều 6 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *