Tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa chứng đau răng

Đau răng thường gặp ở nhiều người, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách thì cơn đau răng sẽ không thể dứt điểm. Đau răng được mô tả là đau, nhức hoặc đau ở xung quanh răng. Răng có thể nhạy cảm với nhiệt độ, đau khi nhai hoặc cắn, nhạy cảm với đồ ngọt, hoặc thậm chí có thể bị nhức hoặc đau âm ỉ. Theo Đông y thì bệnh đau răng, sưng bọng răng thuộc “phong nha đông thống”. Bệnh này nếu để lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng và hướng điều trị

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

Đau răng do sâu răng

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý khiến răng bị đau buốt. Sâu răng hình thành khi đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh và tạo ra mảng bám dính vào men răng điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ. Sâu răng phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ.

Đau răng do sâu răng
Đau răng do sâu răng

Sâu răng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tủy răng, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh sâu răng lây lan. Trám răng sâu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

Có rất nhiều trường hợp bác sĩ tự ý nhổ răng sâu cho bệnh nhân mà không chẩn đoán điều trị. Răng mất đi không thể mọc lại do đó bạn cần yêu cầu bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng sâu.

Đau răng do viêm tủy răng

Tủy răng chứa dây thần kinh nên rất nhạy cảm, tủy răng bình thường không bị khích thích thì đau răng gần như không có. Khi răng bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng và gây viêm, điều này khiến cho răng vô cùng đau nhức.

Trường hợp trám răng sâu không chú ý đến việc điều trị tủy cũng gây ra viêm tủy sau này.

Các triệu chứng đau buốt của một chiếc răng bị viêm tủy có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm.

Đau răng do áp xe răng (chân răng có mủ)

Bệnh áp xe răng là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng. Vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ. Khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội.

Bị đau răng, sưng bọng răng nguy hiểm như thế nào?

Đau sưng bọng răng có thể tái phát từng đợt hoặc tự nhiên xảy ra khi gặp gió lạnh hoặc sau khi ăn thức ăn lạ: Thịt trâu, thịt gà cũng như một vài thực phẩm khác.

Đau răng, sưng bọng răng có thể biểu hiện tại chỗ hoặc liên quan đến toàn thân. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Đau sưng bọng răng có thể tái phát từng đợt
Đau sưng bọng răng có thể tái phát từng đợt

Nguyên nhân do kinh vị hỏa thịnh phối hợp với phong nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập lưu trú. Làm phong nhiệt hóa hỏa tại vùng lợi và chân răng gây sưng. Nếu phong tà mạnh làm bọng răng đau nhức khó chịu. Người bệnh có thể sốt hoặc sưng tấy ở một hoặc cả hai bên hàm răng.

Triệu chứng: Sưng bọng răng ở một hay nhiều chân răng. Có thể ở một hoặc cả 2 bên hàm, thường gặp khu vực xương hàm. Nếu sưng cả hai bên hàm làm cho má sưng to, ăn uống kém; mạch tế sác.

Phương pháp chữa: Khu phong thanh nhiệt, trừ thấp.

Một số bài thuốc trị đau răng, sưng bọng răng

Các bài thuốc uống

Bài 1 – Thanh vị tán gia giảm: Liên kiều 8g, bạch chỉ 10g, quy vĩ 12g, sinh địa 12g; đơn bì 12g, thăng ma 12g, hoàng liên 10g, phòng phong 12g, thạch cao 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả. Sắc uống trong ngày.

Liên kiều
Vị thuốc liên kiều

Bài 2 – Trị nha tiên đơn: Sinh địa 32g, huyền sâm 32g, thục địa 32g; thạch cao 20g, chi tử 8g, tri mẫu 4g, hoàng cầm 4g, hoàng liên 4g. Sắc uống trong ngày.

Bài 3: Thạch cao 20g, thăng ma 15g, hoàng liên 10g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 – 7 thang.

Các bài thuốc bôi

Bài 1 – Bảo nha tán: Thạch cao 40g, xuyên ô chế 40g, thảo ô chế 40g, hoa tiêu 40g. Tất cả tán bột mịn. Xát thuốc vào chân răng, khi ra nhiều nước bọt thì nhổ đi không được nuốt. Thuốc dùng tại chỗ.

Lưu ý: Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.

Bài 2: Thuốc Cam xanh (thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến). Loại thuốc cam không có chì, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, có ở các quầy thuốc. Dùng theo hướng dẫn sử dụng, trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Bài 3: Bạch chỉ 4g, tế tân 4g, cao lương khương 4g, tất bát 4g, xuyên tiêu 4g; hương phụ 4g, phòng phong 4g. Các vị sao dòn, tán bột. Xát thuốc vào chỗ đau.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *