Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn HP

Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi con mình bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vậy làm sao để nhận biết căn bệnh này ở trẻ em? Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được coi là một loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới sau vi khuẩn sâu răng. Đây là loại bệnh lây nhiễm rất âm thầm nên rất khó phát hiện nhưng lại là tác nhân gây ra các bệnh đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn tính hay viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vi khuẩn HP qua bài viết này.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Vậy vì sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày? Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển. Và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP có lây không? Câu trả lời là loại khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng. Do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn HP là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại và gây bệnh trong môi trường dịch vị có độ acid cao. Bệnh có thể lây truyền theo đường miệng – miệng và đường phân – miệng; lây từ người và ruồi nhặng.

Tình trạng trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Vì điều kiện sống, khả năng và hiểu biết về vi khuẩn HP còn rất hạn chế ở những nước này.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm ở trong gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc bị nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ lây sang cho các bé.

Trước đây, những trẻ ở độ tuổi dưới 5 thường rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn HP gây ra. Bởi vi khuẩn HP cần phải có thời gian xâm nhiễm lâu ở trong dạ dày trước khi gây bệnh. Hoặc do cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn nên vi khuẩn HP khó gây bệnh hơn.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP, có thể sẽ gây nên một số bệnh dạ dày. Như: Viêm dạ dày tá tráng, loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày. Tuy nhiên khả năng này hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu của bệnh

Ở trẻ em dấu hiệu để nhận biết có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không; thường khó hơn nhiều so với người lớn. Vì nó không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn HP ở trẻ em cũng gây nên những bệnh dạ dày như ở người lớn, trừ ung thư dạ dày.

Đối với trẻ em, những vấn đề thường gặp nhất là: U niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng… Với dấu hiệu khá riêng biệt so với người lớn.

U niêm mạc dạ dày
U niêm mạc dạ dày

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường là đau quanh vùng rốn. Các bé sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị; nằm ở giữa rốn và xương ức. Một số trường hợp các bé có biểu hiện ợ chua. Đối với những trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Một số trường hợp các bé sẽ không có những dấu hiệu nào đặc biệt. Mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Lời khuyên

Việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn. Lúc này các bác sĩ cần phải cân nhắc có nên điều trị vi khuẩn HP không. Hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi việc điều trị HP cần phải sử dụng kháng sinh kéo dài. Có thể gây nên tác hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, có thể thấy việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đang còn rất nhiều thách thức đối với các bác sĩ.

Do vậy, để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ, bố mẹ hoặc người chăm sóc các bé cần phải nắm vững những kiến thức về căn bệnh, từ đó có cách phòng chống hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *