Các bậc phụ huynh nên làm gì khi con trẻ chậm nói?

Có rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con mình. Có phải chậm nói chỉ là tạm thời, có thể đợi một thời gian hay đây là một bệnh lý thực sự, cần sự can thiệp của các chuyên gia y tế? Việc trang bị kiến thức giúp cha mẹ nắm bắt được những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi để nắm rõ hơn về tình trạng bệnh này.

Thế nào là chậm nói ở trẻ?

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.

Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Thế nào là chậm nói ở trẻ?

Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì?

Do khiếm khuyết ở vòm miệng

Có nhiều nguyên nhân, trong đó có cấu trúc giải phẫu hệ phát âm. Trẻ bị khiếm khuyết về răng miệng, lưỡi hoặc vòm miệng như: Hở hàm ếch, hở môi, dính thắng lưỡi, phanh lưỡi ngắn (nếp gấp bên dưới lưỡi)… là những bệnh lý có thể khiến trẻ chậm nói

Bệnh lý về não và thần kinh

Hệ thần kinh không hoàn thiện khu vực của bộ não chịu trách nhiệm về phát âm: Bại não, khó khăn khi vận động cơ miệng. Khó phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh, lời nói.

Chấn thương sọ não, cũng gây ảnh hưởng đến vùng não đảm nhận khả năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.

Do có vấn đề về thính lực

Những vấn đề về thính lực như khả năng nghe kém do bẩm sinh, do mắc phải (viêm nhiễm, sử dụng một số thuốc gây độc thần kinh, chấn thương…)

Do có vấn đề về thính lực
Do có vấn đề về thính lực

Khi thấy trẻ có những biểu hiện như: Nghe kém, phản ứng chậm, kém tập trung, cha mẹ nên cho trẻ đi khám tai – mũi – họng ở các sơ sở y tế uy tín để được can thiệp sớm.

Do sang chấn tâm lý

Trẻ em vốn dĩ là đối tượng rất nhạy cảm, khi gặp phải những chấn động tâm lý tiêu cực. Nếu trẻ không được động viên đúng cách, trẻ sẽ dần rơi vào trạng thái tự cô lập, thu mình và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính điều này, khiến tình trạng chậm nói của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Do Trẻ sinh non

Chậm nói thường xảy ra nhiều hơn so với những trẻ sinh non, trẻ sinh trước 37 tuần tuổi. Hoặc có cân nặng dưới 2,5kg thường có nguy cơ cao. Do một số chức năng của não bộ chưa được hoàn thiện. Trẻ thường tiếp nhận, xử lý âm thanh và biểu đạt ngôn ngữ kém.

Do tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử

Nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ của trẻ tiếp thu sóng từ các thiết bị điện tử cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử có nguy cơ gặp các rối loạn. Như chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý… Do trẻ ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít giao tiếp nên không học hỏi được các kỹ năng cần thiết.

Không có sự quan tâm đúng cách từ gia đình

Công nghiệp hoá phát triển, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những hệ lụy của nó. Sự gắn kết trong gia đình thường giảm đi, do đó sự quan tâm chăm sóc với trẻ cũng giảm. Dẫn đến việc bố mẹ ít khi hiểu được tâm tư của trẻ. Từ đó đưa ra những nhận định; và sự quan tâm không phù hợp với nhu cầu của từng trẻ.

Tự kỷ

Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ
Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ

Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ, bố mẹ cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời. Cũng như điều trị sớm nhất có thể. Bởi hội chứng tự kỷ là hội chứng suốt đời. Gây ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của trẻ về sau.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Để cải thiện tình trạng trẻ chậm nói cần một khoảng thời gian nhất định, kiên nhẫn; dạy bảo từ từ từng bước một. Không nên vội vã, gây áp lực cho trẻ. Các bậc cha mẹ nên tham khảo những kinh nghiệm dạy con chậm nói đã có trước đó. Để việc can thiệp đạt kết quả tốt hơn.

Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Trong trường hợp trẻ cần phải can thiệp, tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi bắt đầu là cách tốt nhất để giúp con học nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *