Bật mí một số cách giúp phòng chống các rủi ro dẫn đến té ngã ở người già

Té ngã là một tai nạn khá phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Cứ ba người từ 65 tuổi trở lên thì có một người bị ngã mỗi năm. Nguy cơ té ngã và các vấn đề liên quan đến té ngã tăng lên theo độ tuổi.

Người cao tuổi bị ngã đặc biệt dễ bị gãy xương, đây cũng có thể là khởi đầu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đến bệnh viện, chấn thương hoặc thậm chí tàn tật. Do đó, người cao tuổi thường cần được chăm sóc thường xuyên sau khi ngã, khiến họ mất đi tính tự lập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Đâu là những nguyên nhân và các yếu tố rủi ro dẫn đến té ngã?

Có nhiều nguyên nhân gây té ngã ở người cao tuổi.

Cùng với quá trình lão hóa, thị lực, thính giác và phản xạ của người cao tuổi không còn nhạy bén như khi còn trẻ.

Khả năng giữ thăng bằng giảm

Khả năng giữ thăng bằng giảm
Khả năng giữ thăng bằng giảm

Khi lớn tuổi, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể giảm. Người cao tuổi có thể bị choáng váng, chóng mặt và mất thăng bằng dẫn đến té ngã. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc các vấn đề về tuyến giáp, dây thần kinh, bàn chân hoặc mạch máu có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng.

Thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã

Thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã vì chúng gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt hoặc lú lẫn. Một số loại thuốc điều trị bệnh thường gặp có thể khiến người cao tuổi cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ, khiến họ dễ bị ngã. Thậm chí càng uống nhiều thuốc trị bệnh, người cao tuổi càng có nhiều khả năng bị ngã.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác bao gồm các nguy cơ về an toàn trong gia đình hoặc môi trường cộng đồng như: điều kiện sống không an toàn như: nhà chật chội, nền trơn, thiếu ánh sáng, khu vực thiếu thông thoáng, trẻ em đông, nuôi súc vật nhiều, lẫn lộn trí nhớ…

Các nhà khoa học đã liên kết một số yếu tố nguy cơ cá nhân với việc té ngã, bao gồm yếu cơ, các vấn đề về thăng bằng và dáng đi, và huyết áp giảm quá nhiều khi người cao tuổi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi (được gọi là hạ huyết áp tư thế). Các vấn đề về chân gây đau và đi giày  dép không an toàn cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

Chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa té ngã

Người cao tuổi cần chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình, có thể giảm khả năng bị ngã. Hầu hết các tai nạn và các tác nhân gây té ngã đều có thể được phòng ngừa. Dưới đây là một số mẹo giúp người cao tuổi tránh bị ngã và gãy xương:

Nên duy trì hoạt động thể chất

Duy trì một chương trình rèn luyện sức khỏe phù hợp. Tập thể dục thường xuyên cải thiện sức khoẻ, cơ bắp, giúp giữ cho khớp, gân và dây chằng giữ được sự linh hoạt, dẻo dai.

Nên duy trì hoạt động thể chất
Nên duy trì hoạt động thể chất

Các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hoặc leo cầu thang có thể làm chậm quá trình mất xương do loãng xương.

Kiểm tra thị lực và thính lực thường xuyên

Ngay cả những thay đổi nhỏ về thị giác và thính giác cũng có thể khiến người cao tuổi bị ngã bất cứ lúc nào. Khi bạn có kính đeo mắt hoặc kính áp tròng mới, hãy dành thời gian để làm quen với chúng. Luôn đeo kính hoặc kính áp tròng khi bạn cần. Nếu dùng máy trợ thính, hãy chắc chắn rằng nó vừa vặn và đeo nó thường xuyên.

>>> Đọc thêm thông tin tại đây nhé.

Một số bài tập giúp ngăn ngừa té ngã

Bài tập 1: Tập thăng bằng

Bạn có thể thực hiện một số bài tập thăng bằng ngay trong các hoạt động hàng ngày.

Trong khi xếp hàng chờ đợi tại cửa hàng, hãy thử đứng thăng bằng trên một chân.

Thử ngồi xuống và đứng lên mà không cần chống tay…

Bài tập 2

Bài tập này có tác dụng giúp cho bắp chân và cơ mắt cá chân khỏe hơn:

Giữ một điểm tựa vững chắc để giữ thăng bằng, chẳng hạn như lưng ghế.

Đứng thẳng lưng và hơi cong hai đầu gối.

Bàn chân kiễng lên càng cao càng tốt.

Từ từ hạ gót chân xuống sàn.

Lặp lại 10 đến 15 lần.

Bài tập 3

Bài tập này giúp cho cơ mông và cơ lưng dưới khỏe hơn:

Giữ một điểm tựa vững chắc để giữ thăng bằng, chẳng hạn như lưng ghế.

Đứng thẳng lưng, hai bàn chân rộng bằng vai và hơi cong cả hai đầu gối.

Nâng một chân thẳng ra phía sau, sau đó gập đầu gối và đưa gót chân về phía mông.

Từ từ hạ chân trở lại vị trí đứng.

Lặp lại 10 đến 15 lần với mỗi chân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *