Phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi cần làm những gì?

Loãng xương ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng phụ nữ châu Á và da trắng, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đang trong thời kỳ mãn kinh, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Loãng xương xảy ra khi tốc độ thay thế xương mới của cơ thể không thể bắt kịp với tốc độ mất xương. Cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm và quá trình tiêu xương diễn ra nhanh và mạnh khiến mật độ xương giảm khiến xương giòn và yếu, giảm khả năng chịu lực và dễ gãy hơn. Bệnh loãng xương ở người cao tuổi còn do chế độ ăn thiếu canxi, thiếu vitamin D, lối sống ít vận động, dùng thuốc…

Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gãy xương ở người già. Chỉ cần ngã nhẹ như trượt chân trong nhà tắm, ngồi xe đi qua nhiều ổ gà, bê thùng nước… đã có thể gây ra gãy xương ở người già, những vị trí hay gặp nhất như cột sống cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Đối với phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 60 tuổi cần đo loãng xương để xem có bị loãng xương hay không và nếu có thì cần điều trị ngay.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Loãng xương rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng thể hiện ngay ra bên ngoài:

– Thường xuyên đau nhức xương. Kèm với đó là cột sống lưng cũng bị đau kèm theo các cơn đau cứng cơ, giật cơ.

– Chiều cao bị giảm do cột sống bị gù vẹo

– Thường xuyên mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp.

– Hay bị chuột rút, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

– Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động

– Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả

– Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi

– Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới

– Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hở.

Biện pháp giảm bớt ảnh hưởng của loãng xương

Dùng thuốc được kê đơn

Dùng thuốc được kê đơn
Dùng thuốc được kê đơn

Thuốc chống loãng xương như bisphosphonates là những loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất để điều trị loãng xương. Có thể đảo ngược chứng loãng xương bằng các phương pháp điều trị y tế không? Không, nhưng thuốc có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tự nhiên phân hủy mô xương (quá trình apoptosis), dẫn đến duy trì hoặc tăng cường độ mật độ xương. Bisphosphonates bao gồm nhiều tên thuốc khác nhau. Một số sẽ được lựa chọn cho phụ nữ sau mãn kinh, một số phù hợp cho nam giới có nguy cơ gãy xương cao, và các loại thuốc được chấp thuận cho cả nam và nữ. Nên uống thuốc nào cần được chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp hormone là phương pháp chính để phòng ngừa

Trong nhiều thập kỷ, liệu pháp hormone đã là phương pháp chính để phòng ngừa và điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Tác nhân isan điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc (SERMs) kích hoạt một số thụ thể estrogen giống như thụ thể trên mô xương, nhưng không ảnh hưởng đến các mô khác có thụ thể estrogen.

Thyrocalcitonin là một hormone sản sinh tự nhiên trong tuyến giáp. Nó giúp điều chỉnh mức canxi trong cơ thể và tham gia vào quá trình xây dựng xương.

Hormone tuyến cận giáp (PTH) là một loại hormone sản sinh tự nhiên bởi một tuyến phía sau tuyến giáp, giúp điều chỉnh mức canxi và phốt phát trong cơ thể của một người.

Một số lưu ý gì trong cuộc sống hàng ngày

Có thể phục hồi xương do loãng xương được không? Mặc dù câu trả lời là “KHÔNG”, bạn vẫn có thể sớm thực hiện nhiều điều để xây dựng xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương trầm trọng hơn. Sau đây là một số điều rất gần gũi với đời sống hàng ngày mà bạn có thể thực hiện.

Không uống soda

Không uống soda
Không uống soda

Nước soda, đặc biệt là cola, chứa phốt pho ở dạng axit photphoric. Nếu tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể làm cản trở quá trình hấp thụ can xi của cơ thể và khiến cơ thể thiếu can xi. Tuy nhiên, một số loại nước khoáng có gas có lợi cho sức khỏe tốt của xương. Một số loại nước ngọt cũng có thể chứa caffeine với lượng cao có thể gây mất xương. Để có sức khỏe xương tốt, bạn nên ngừng uống nước ngọt có gas hoặc có chứa caffein hàm lượng cao.

Không nên uống cà phê

Mỗi tách cà phê sẽ khiến bạn mất đi 150 mg canxi qua nước tiểu. Cà phê đã khử caffein về mặt hóa học cũng không tốt hơn chút nào, vì có các chất hóa học cản trở quá trình thải độc. Các loại trà đã khử caffein tự nhiên có thể là một sự thay thế tốt hơn. Nhưng nếu bạn là tín đồ của cà phê và nhất định phải uống cà phê hằng ngày. Thì hãy thêm một ít sữa hoặc kem cho mỗi cốc cà phê bạn uống để tăng mức canxi.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện và tinh bột có thể làm tăng mức insulin trong cơ thể và gây ra nguy cơ loãng xương. Những người bị loãng xương cần duy trì một chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp. Bao gồm đậu, rau, sữa chua ít béo và thịt nạc, vì chúng phân hủy chậm hơn, giải phóng glucose dần dần vào máu.

Giảm bớt sự căng thẳng

Căng thẳng gây ra một số thay đổi sinh lý làm tăng mức cortisol. Nếu nồng độ cortisol duy trì ở mức cao trong thời gian dài, có thể dẫn đến mất xương. Cortisol đối kháng với tác dụng của insulin và dẫn đến kháng insulin. Cuối cùng làm tăng lượng đường trong máu và gây mất canxi. Để giảm bớt căng thẳng, stress trong cuộc sống, bạn có thể tìm cách thư giãn nhiều hơn. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng và tìm sự cân bằng trong các mối quan hệ thân thuộc.

Tập luyện một số bài tập

Tập thể dục có thể giúp xương chắc khỏe hơn. Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo khuyến nghị của bác sĩ. Các bài tập như chạy đường dài, đi bộ, cử tạ và leo cầu thang, sẽ giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã có nguy cơ gãy xương, hoặc từng gãy xương do loãng xương, bạn cần tránh các bài tập có tác động mạnh. Thay vào đó, hãy chọn một số bài tập chịu tải trọng và tác động thấp như máy tập elip; thể dục nhịp điệu nhẹ, đi bộ nhanh trên máy chạy bộ hoặc máy tập bậc cầu thang. Các bài tập có thể giúp bạn cải thiện tư thế, thăng bằng và mức độ di chuyển của bạn trong các hoạt động hàng ngày.

Vitamin D

Vitamin D
Bổ sung Vitamin D

Vitamin D cũng rất cần thiết cho xương khỏe mạnh vì nó thúc đẩy sự hấp thụ canxi và giúp tạo xương. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D thông qua thực phẩm. Và thực phẩm chức năng như dầu cá, trứng, cá ngừ, cá hồi, sữa chua, … Cơ thể của bạn cũng tự tạo ra vitamin D khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời tiếp xúc. Vì thế nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước 9 giờ sáng. Có thể phơi nửa thân trên, hoặc chỉ khuôn mặt, tay, chân mỗi ngày 15 phút.

Lời khuyên

Nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc 60 và bị gãy xương khi ngã. Bạn nên cân nhắc việc đi kiểm tra. Và tất cả phụ nữ, bất kể tình trạng xương thế nào, từ tuổi 65 nên được kiểm tra loãng xương .

Loãng xương có thể diễn ra từ từ, âm thầm kể cả khi bạn chưa già. Nếu bạn hút thuốc lá, uống bia rượu, mắc bệnh nội tiết… Vì vậy nên quan tâm kiểm tra và thực hiện những biện pháp phòng ngừa loãng xương sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *