Điểm danh những thói quen xấu của trẻ dẫn đến bệnh tai mũi họng

Tai mũi họng là một nhóm bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Ngoài các yếu tố gây bệnh như thời tiết, khí hậu, môi trường, khói bụi… thì những thói quen xấu cũng góp phần gây ra các bệnh về tai mũi họng ở trẻ. Tai – mũi – họng là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với nhau và với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, niêm mạc của các khoang mỏng, bên dưới là hệ thống mạch máu và thần kinh phức tạp nên rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, các bệnh tai mũi họng ở trẻ em thường gặp nhất là nhiễm trùng niêm mạc.

Một số bệnh lý tai mũi họng thường gặp

Viêm tai giữa – một trong các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đi mầm non. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hoặc nấm, thường gặp nhất là khuẩn Streptococcus Pneumoniae. Ngoài ra còn gặp khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis,… Đối tượng thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành cũng có thể bị viêm tai giữa nhưng thường do tác nhân gây bệnh khác.

Viêm họng

Viêm họng
Viêm họng ở trẻ em

Viêm họng cũng là một trong các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi. Trẻ em thường bị viêm họng hơn người lớn do sức đề kháng còn yếu; khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa tốt. Ngoài ra còn do trẻ ham chơi, chưa tự bảo vệ hoặc cha mẹ chưa chăm lo bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt trong các đợt cao điểm ốm, cúm như giao mùa.

Viêm amidan

Viêm amidan cũng là bệnh lý viêm nhiễm rất thường gặp ở trẻ em do khả năng đề kháng kém và vị trí ngay hầu họng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Thường viêm Amidan chỉ gây cảm giác đau họng, sốt cao; nuốt đau trong một vài ngày. Khi tình trạng sưng viêm được kiểm soát, bệnh sẽ dần thuyên giảm.

Viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang ở trẻ xảy ra khi niêm mạc mũi và niêm mạc các xoang cạnh mũi bị tấn công, viêm nhiễm. Do nhiều tác nhân như: vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng,… Viêm mũi xoang rất thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Những thói quen xấu của trẻ dẫn đến bệnh

Trẻ hay cắn móng tay – Mút ngón tay

Tay và móng tay chứa rất nhiều virus, vi khuẩn. Cắn – mút ngón tay sẽ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng như: Viêm amydal cấp, viêm loét họng do virus… Ngoài ra, trẻ có thể mắc các bệnh về răng miệng, tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm…

– Đối với trẻ nhỏ hay mút tay, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh tay trẻ sạch sẽ, có thể cho trẻ dùng núm vú để thay thế.

– Đối với trẻ lớn nên dặn dò trẻ không cắn móng tay, mút tay. Vệ sinh, cắt móng tay trẻ sạch sẽ.

Cho trẻ ăn uống đồ lạnh

Vào mùa hè nắng nóng, nếu trẻ thường xuyên ăn kem, uống nước đá lạnh… có thể khiến cho nhiệt độ ở họng giảm thấp. Gây hiện tượng co các mạch máu trong họng, làm giảm các hoạt động của các tuyến tiết dịch.

Dẫn đến tình trạng họng khô, rát, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus có sẵn trong họng phát triển.

Nhất là những trẻ có cơ địa dị ứng, họng sẽ rất dễ bị viêm. Do không thích ứng được với sự chệnh lệch nhiệt độ.

Cho trẻ ăn uống đồ lạnh
Cho trẻ ăn uống đồ lạnh

Bố mẹ cần làm gì?

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn, thức uống quá lạnh.

– Hướng dẫn trẻ khi ăn, uống đồ lạnh nên ngậm trong miệng 5 giây rồi mới nuốt để làm giảm bớt độ lạnh khi đi qua họng.

– Sau khi ăn, uống đồ lạnh nên uống 1 cốc nước ấm để cân bằng nhiệt độ ở họng và cơ thể.

Thói quen ngoáy tai

Thường gặp ở các trẻ lớn hoặc bố mẹ ngoáy tai cho trẻ.

Ngoáy tai là hành động tuyệt đối không nên ở cả trẻ em và người lớn. Ngoáy tai sẽ đưa vi khuẩn, nấm vào trong tai, đồng thời gây xước xát da ống tai tạo điều kiện cho vi trùng phát triển.

Do đó, ngoáy tai là nguyên nhân chính gây các bệnh lý ở tai ngoài: Viêm, nấm ống tai, nhọt ống tai…

Để phòng tránh các bệnh lý tai ngoài bố mẹ nên:

– Làm gương cho con, tuyệt đối không ngoáy tai, dặn dò trẻ không được ngoáy tai.

– Chỉ vệ sinh ở bên ngoài vành tai.

– Đưa trẻ đi khám nếu trẻ ngứa, đau, khó chịu trong tai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *