Các bậc cha mẹ mới có con tại Nhật sẽ được phát tặng bao gạo bằng trọng lượng của bé, in ảnh và gửi cho người thân không đến thăm được do dịch bệnh Covid-19. Những bao gạo này có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng nhìn bề ngoài chúng giống như những đứa trẻ được bọc trong chăn. Lượng gạo trong túi tương ứng với cân nặng của bé, kích thước tương ứng với chiều dài của bé. Một số công ty tính phí 1 yên một gam, ví dụ một bao 3,5 kg sẽ có giá 3.500 yên (hơn 700.000 đồng).
Mục Lục
Nguồn gốc của ý tưởng “bao gạo em bé”
Hiện tượng “Dakigokochi” – có nghĩa là những chiếc túi đựng đầy gạo có hình dạng giống như một đứa trẻ được bó lại, có in khuôn mặt và tên của đứa trẻ sơ sinh đang ngày càng được các bậc cha mẹ Nhật Bản yêu thích trong bối cảnh hạn chế đi lại do đại dịch. Mặc dù, truyền thống “Dakigokochi” không phải mới xuất hiện. Nhưng ngày một phổ biến khi đại dịch diễn ra.
Bà Naruo Ono, chủ cửa hàng gạo Kome no Zoto Yoshimiya ở Kitakyushu, gần Fukuoka cho biết; ý tưởng làm những “bao gạo em bé” này ra đời cách đây 14 năm, khi bà sinh con trai đầu lòng.
“Tôi trăn trở nên làm gì để những người họ hàng sống ở xa; không thể đến thăm cháu nhưng vẫn có thể gần gũi thằng bé. Thế là tôi quyết định làm những bao gạo có trọng lượng và bề ngoài như em bé. Để họ hàng có thể ôm và cảm nhận”.
Một số khách hàng thấy bao gạo có ảnh em bé tại cửa hàng gạo Kome no Zoto Yoshimiya đã tỏ ra rất thích thú. Bà Ono bỗng nghĩ “bao gạo em bé” sẽ có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường; nên tiến hành sản xuất và nhận được đơn đặt hàng từ khắp Nhật Bản. Trang web Yosimiya cho biết thêm: “Bề mặt của túi được làm bằng giấy Nhật Bản; nên khi sờ vào có cảm giác rất dễ chịu. Hơn nữa, hình dáng tròn trịa, khi cho gạo vào có cảm giác mềm và xốp. Nó khiến bạn có cảm giác gắn bó hơn”.
Thêm dịch vụ mới ra đời
Hiện tại, các nhà sản xuất gạo còn hình thành thêm dịch vụ mới là “bao gạo đám cưới”. “Trong đại dịch, nhu cầu về bao gạo đám cưới tăng mạnh do nhiều người không thể trực tiếp dự tiệc. Cô dâu và chú rể thường mua tặng cho cha mẹ những bao gạo có in ảnh ngày nhỏ của mình. Như một cách thể hiện sự biết ơn đấng sinh thành”, bà Ono nói. Nhờ hình thức kinh doanh mới này, doanh thu của cửa hàng gạo được bù đắp. Khi hoạt động kinh doanh giảm dần do tỷ lệ sinh giảm.
Nhu cầu về bao gạo đám cưới đã tăng và ngày càng phổ biến hơn cả bao gạo em bé. Điều này góp phần bù đắp cho khoản kinh doanh giảm dần của Kome no Zoto Yoshimiya. Do tỉ lệ sinh giảm ở Nhật Bản.
Năm 2020, tỉ lệ trẻ mới sinh tại Nhật Bản đã giảm xuống mức kỷ lục chỉ 843.321 em. Tình trạng giảm này được ghi nhận từ năm 1989. Trong 47 tỉnh thành của Nhật Bản, chỉ có Tokyo và 3 khu vực bao quanh và đảo Okinawa ghi nhận dân số tăng trong năm 2020.
Tuy nhiên, một số bình luận trên mạng không thích thú lắm với ý tưởng này. Một người nhận xét: “Đối với tôi, những túi gạo đó trông thật ma quái, giống như đứa bé đang lơ lửng trong chiếc áo phao, kêu cứu”.
Mời bạn đọc tham khảo nhiều bài viết hấp dẫn hữu ích khác ngay tại đây!