Huy chương làm từ “rác điện tử” tại Olympic 2020

Ai cũng biết rằng Nhật Bản là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc chiến tranh lớn. Tuy nhiên họ đã và đang nỗ lực từng ngày để vươn lên trở thành cường quốc lớn. Mặc dù không được may mắn có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá song với tinh thần sáng tạo, không ngừng học hỏi đưa ra những sản phẩm khiến thế giới ngưỡng mộ. Tiêu biểu nhất là ở kỳ Đại hội thể thao thế giới Olympic 2020. Với tiêu chí chú trọng trong việc bảo vệ môi trường, tại kỳ Olympic 2020, Nhật Bản đang cố gắng thực hiện nhiều giải pháp tối ưu tiết kiệm nhất. Nổi bật hơn cả là việc sản xuất huy chương từ “rác điện tử”. Điều này đã làm giảm thiểu đáng kể mức chi phí bỏ ra. Đặc biệt trong tình hình Covid đang diễn ra phức tạp, những biện pháp giảm tối thiểu chi phí bỏ ra là điều cần thiết.

Nhật bản nỗ lực xây dựng “Thế giới xanh”

Có thể thấy rằng, Nhật Bản đang rất chú trọng trong việc xây dựng môi trường bền vững. Ban tổ chức kỳ Olympic 2020 ở đây cho biết sẽ “biến” rác thải điện tử thành huy chương. Đồng thời cũng dành cho Đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật (Paralympic) diễn ra tiếp ngay sau đó. Đây là hành động thiết thực nhất mà con người có thể làm để bảo vệ môi trường. Trong lúc đại dịch đang diễn ra, mỏ kim loại trên thế giới lại đang giảm mạnh. Chính vì vậy, Nhật bản đã tìm cho mình được nguồn cung cấp ngay trong nội địa. Không những giảm thiểu tối đa mức độ rác thải mà còn biến “rác” thành tài nguyên.

Nhật Bản nỗ lực xây dựng "Thế giới xanh"
Những huy chương trong kỳ Olympic 2020 được làm từ “rác”

Theo kế hoạch, Ban tổ chức Olympic 2020 sẽ thu gom 8 tấn kim loại trên khắp cả nước. Lượng rác thải này dùng để chế tạo 5.000 tấm huy chương cho hai sự kiện Olympic và Paralympic.

Tổ chức vận động người dân tái chế “rác điện tử”

Lần này, Ban tổ chức đã huy động mọi nguồn lực, người dân tham gia giúp đỡ họ. Ban tổ chức huy động bằng cách các tình nguyện quyên góp “rác điện tử” không dùng đến. Cụ thể là máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, điện thoại cũ hỏng… Người dân có thể tới các quầy thu gom được đặt ở hơn 2.000 cửa hàng và các văn phòng của NTT Docomo. Đây là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu Nhật Bản. Đồng thời là nhà tài trợ chính của kỳ đại hội Olympic 2020.

Trên thực tế, việc sử dụng kim loại tái chế là điều không quá mới mẻ. Việc chế tạo ra các tấm huy chương là đã được thực hiện trước đó. Ở Olympic Rio 2016, có 30% số huy chương vàng và bạc được làm từ kim loại tái chế. Ban tổ chức Olympic 2020 muốn giảm thiểu chi phí cho sự kiện này xuống mức thấp nhất có thể. Thiết kế của những bộ huy chương này đã được chọn ra từ hơn 400 mẫu sáng tạo. Họ chọn trong cuộc thi thiết kế huy chương được tổ chức trên toàn quốc.

Con số rác thải ước tính thu được

Sau cuộc vận động, họ đã thống kê được về số “rác điện tử” được người dân quyên góp. Theo những thông tin từ báo giới Nhật Bản, họ đã thu hoạch được 79.000 tấn điện thoại và thiết bị điện tử cũ trong chiến dịch. Trong đó, họ đã thu được 32kg vàng, 3.500kg bạc cùng 2.200kg đồng và kẽm. Số kim loại này dùng để đúc nên 5.000 chiếc huy chương ở Olympic 2020. Ban tổ chức cho biết: “Những tấm huy chương thu và phát xạ vô số hiệu ứng ánh sáng. Nó tượng trưng cho năng lượng của các vận động viên và những người hỗ trợ”.

Con số rác thải ước tính thu được
Ban tổ chức vận động người dân quyên góp lớn các thiết bị điện tử

“Rác điện tử” làm tối thiểu chi phí

Trước đó, nhiều người cho rằng việc chuẩn bị cho Olympic 2020 sẽ bị cản trở bởi giá cả tăng vọt. Các chuyên gia ước tính tổng chi phí cho Olympic 2020 sẽ lên tới gần 30 tỷ USD. Con số này gấp 4 lần so với con số ước tính ban đầu. Đồng thời gấp gần 3 lần chi phí cho Olympic 2012. Tuy nhiên, hồi cuối năm ngoái, Ban tổ chức Olympic 2020 đã công bố một kế hoạch chuẩn bị hợp lý, chỉ tốn khoảng 17 tỷ USD, trong đó có việc chế tạo huy chương từ rác thải điện tử. Điều đó có thể thấy rằng, việc tận dụng rác thải từ các thiết bị điện tử mang lại lợi ích khổng lồ.

Kỳ đại hội an toàn mùa Covid

Bên cạnh đó, ở kỳ Olympic 2020, Ban tổ chức sẽ không trao huy chương theo cách truyền thống. Theo đó, các vận động viên sẽ nhận được huy chương từ một chiếc khay, thay vì được quàng vào cổ như trước. Điều này bởi lẽ họ muốn phòng chống tiếp xúc gần, đảm bảo công tác phòng chống Covid-19. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, Thomas Bach cho biết: “Các huy chương sẽ không được quàng vào cổ các vận động viên. Chúng tôi sẽ mang tới cho các vận động viên một cái khay. Sau đó, họ tự lấy huy chương. Cần đảm bảo chắc chắn rằng những người đặt huy chương lên khay sẽ được đeo một găng tay tiệt trùng, để đảm bảo rằng không ai được đụng chạm tay trần vào nó trước khi tới tay vận động viên”. Bạn có thấy những gì mà Nhật Bản đang làm có tuyệt vời không? Hãy cùng chúng tôi để theo dõi những thông tin mới nhất các bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *