Những điểm du lịch cần phải thử khi tới Sa Pa

Nhắc tới khu vực miền Bắc, khó ai có thể bỏ qua được cái tên Sa Pa, vốn đã ghi dấu mạnh mẽ ở trên bản đồ du lịch của Việt Nam bởi cảnh sắc núi non hùng vĩ, hoang sơ kết hợp với khí hậu đặc trưng, cùng với các nét văn hóa độc đáo của những dân tộc thiểu số tại vùng núi.

Được mệnh danh với tên gọi là phố núi trong sương, thu hút được rất nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước tới khám phá, tìm hiểu về núi rừng Tây Bắc, hay chỉ đơn giản là tìm cho bản thân một nơi yên lành cho việc nghỉ dưỡng sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Tìm hiểu về Sa Pa

Tỉnh Lào Cai nằm ở vùng tây bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội gần 300 km. Trước đây, Lào Cai có một phố chợ có lên là “Lão Nhai”, nghĩa phố cũ. Sau này có mở thêm một phố chợ khác là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Sau một thời gian dài, cách gọi Lão Nhai được gọi biến âm thành “Lao Cai”. Ngày 12/7/1907, tỉnh được thành lập, tên của đô thị cũ được đặt chính thức là Lào Cai.

Tìm hiểu về Sa Pa
Thị trấn Sa Pa

Cách trung tâm TP Lào Cai 30 km và nằm trên độ cao 1.500 – 1.800 m so với mực nước biển, thị trấn Sa Pa được coi là “thỏi nam châm” hút khách tới tỉnh. Sa Pa là tên gọi bắt nguồn từ tiếng quan thoại “Sa Pả”, có nghĩa là bãi cát. Cái tên này chỉ bãi cát bên phải cầu km 32 từ Lào Cai tới Sa Pa. Trước đây khi thị trấn chưa thành lập, người dân thường họp chợ ở bãi cát này và ai cũng gọi là chợ Sa Pả. Sau khi người Pháp tới đây, do cách viết không dấu nên tên được viết thành Sa Pa. Thị trấn cũng có tên địa phương là “Hùng Hồ”, nghĩa là suối đỏ, chỉ một mạch nước đùn lên màu đỏ đục trước đây.

Những điểm du lịch nổi tiếng quanh Sa Pa

Sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, núi rừng hùng vĩ, cùng với khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới ẩm rất dễ chịu, Sapa được mệnh danh là nơi giao thoa giữa đất và trời. Điều đặc sắc ở Sapa là bốn mùa gặp nhau trong một ngày. Sớm mai là mùa xuân, trưa đến là mùa hè, chiều xuống là mùa thu, đêm về là mùa đông.

Vào thời thuộc địa Pháp, tên hành chính của Sa Pa trên bản đồ là Chapa, theo phiên âm La-tinh. Từ năm 1945, tên gọi Sapa chính thức được sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam. Ngoài ra, cách viết “Sapa” cũng được chấp nhận rộng rãi bên cạnh từ “Sa Pa”.

Những yếu tố trên đã khiến Sapa thu hút rất nhiều du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn, và từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng bậc nhất ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Fansipan – ngọn núi cao nhất 3 nước Đông Dương

Fansipan, ngọn núi cao nhất 3 nước Đông Dương. Nằm ở địa phận tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km. Ngày nay, với hệ thống cáp treo và tàu hỏa leo núi. Từ thị trấn du khách có thể chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” trong 30 phút. Thay vì 2 ngày đi bộ như trước kia. Tên Fansipan ngày nay là cách nói lái của từ địa phương “Hủa Xi Pan”. Nghĩa là khối đá khổng lồ chênh vênh.

Huyện Bắc Hà

Bắc Hà là huyện vùng cao, nổi tiếng với chợ phiên, những vườn hoa mận trắng. Tên của huyện cũng bắt nguồn từ cách gọi của người Tày, Nùng địa phương là Pạc Ha, nghĩa là trăm bó gianh. Cái tên cũng gắn với tương truyền, trước đây trên núi Ba mẹ con (một trong những biểu tượng của Bắc Hà) có rất nhiều ong. Người dân qua đó phải đốt gianh để đuổi ong. Sau này vào thời Pháp, các dịch giả từng gọi vùng đất này là Pakha.

Huyện Bắc Hà
Khung cảnh huyện Bắc Hà

Huyện Bát Xát

Huyện Bát Xát nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai. Nơi đây thu hút du khách với đỉnh Nhìu Cồ San, mùa mây ở Y Tý, ngôi làng người Giáy – Mường Hum… Bát Xát là tên gọi theo ngôn ngữ người Giáy, đọc đúng là “Pạc Srạt”. Tên có thể hiểu theo hai nghĩa là một trăm tấm cót hoặc miệng thác.

Huyện Si Ma Cai

Si Ma Cai là huyện vùng cao, cách TP Lào Cai khoảng 100 km về hướng đông bắc. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm một chợ phiên đậm bản sắc văn hóa, với những con ngựa buộc nơi ngõ chợ, tiếp ngay là các lò rèn. Dọc 2 bên chợ là những dãy hàng thực phẩm với mía, chuối hột, rồi đến thổ cẩm, con giống.

Trước đây, người dân thường họp chợ mỗi 6 ngày một phiên ở Phố Cũ. Sau này để tiện giao thương hàng hóa, chợ được chuyển lên lưng chừng núi, có địa thế thoáng đãng, cảnh nhìn ra một vùng núi. Để phân biệt, người dân gọi khu chợ này là Xênh Mùa Ca theo tiếng H’Mông, nghĩa là chợ ngựa mới, gắn với tích xưa về vùng đất in dấu chân ngựa thần. Theo thời gian, tên được đọc chính thức là Si Ma Cai.

Cập nhật các tin tức mới nhất về du lịch Việt Nam cùng chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *