Người cao tuổi cần làm gì khi có các dấu hiệu suy giảm chức năng?

Hầu hết chúng ta đều thầm mong một ngày y học phát triển sẽ tìm ra loại thuốc trường sinh bất lão. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, ai rồi cũng sẽ già đi, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đến một ngày nào đó sẽ già đi và không còn tươi trẻ như khi còn trẻ. Đó là khi chúng ta chia tay tuổi trẻ để trở thành người cũ.

Đây là một quy luật tất yếu của tự nhiên không thể thay đổi. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, ở đâu đó, có những người sống rất lâu, rất khỏe mạnh, nhưng có những người chỉ sống rất ngắn ngủi. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao và làm thế nào để đối phó với các vấn đề lão hóa?

Những vấn đề nào mà người cao tuổi phải đối mặt?

Những vấn đề mà người cao tuổi thường phải đối mặt đó là: Nguy cơ ngã; Bệnh cơ xương khớp như thoái hoá khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm; Trầm cảm; Sa sút trí tuệ; Tai biến mạch máu não; Rối loạn tiểu tiện; Rối loạn dinh dưỡng; Suy giảm thị lực và thính giác và rối loạn chức năng tình dục.

Nguy cơ té ngã cao

Nguy cơ té ngã cao
Nguy cơ té ngã cao

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngã xảy ra trong hơn 30% người trên 65 tuổi. Nguyên nhân thường do teo cơ và yếu cơ, đau xương khớp, mắt kém, liệt nửa người, lú lẫn, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức khác, đường đi lối lại trơn trượt không bằng phẳng…

Các bệnh thoái hoá cơ xương khớp, loãng xương

Khi tuổi trên 40, hiện tượng thoái hoá khớp, gân, bao khớp, dây chằng càng dễ xảy ra, chỉ cần đi hơi nhanh, làm động tác sai tư thế (mặc dù vẫn như trước đây đã từng làm) là bạn có thể bị đau xương khớp, lệch vẹo người, đau tê chân tay, đi lại khó khăn.

Rối loạn tiểu tiện về đêm,…

Người cao tuổi thường tiểu nhiều lần về đêm, tiểu gấp, vội tiểu… Đây là vấn đề ít được quan tâm, người bệnh ngại thổ lộ vì cứ nghĩ mình già rồi nên bị vậy, tuy ưu phiền đấy nhưng không bao giờ chủ động đi khám bác sĩ trừ khi xuất hiện các biến chứng. Vấn đề rối loạn tiểu tiện chủ yếu gặp trên 20% nữ từ 40- 80 tuổi, vì vậy người cao tuổi rất ngại đi xa, ngại giao tiếp, giảm chất lượng cuộc sống.

Rối loạn các chức năng tình dục

Nam giới thì giảm cương dương, còn nữ giới thường thấy khô âm đạo.

Ngoài ra, sa sút trí tuệ, trầm cảm, rối loạn dinh dưỡng do ăn uống kém khó nhai nuốt cũng là những tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi.

Cần làm gì khi có dấu hiệu trên?

Để nâng cao tuổi thọ, tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm sử dụng các cơ sở bệnh viện, người cao tuổi nên đi khám ngay các chuyên khoa phục hồi chức năng, lão khoa để các bác sĩ xác định rõ bệnh và cho phác đồ điều trị, tập luyện không hoặc ít cần sử dụng thuốc nhất để tránh bị bệnh nặng lên.

tập Yoga
Tập Yoga thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe

Đồng thời tập các bài tập luyện trí nhớ, luyện cơ sàn chậu để cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, hoặc bơi lội, tập Yoga, đi bộ tối đa 150 phút/tuần và hoạt động thể lực ra mồ hồi 2 ngày/tuần nhằm tăng sức khỏe, ngừa bệnh, làm chậm quá trình suy giảm chức năng ở người cao tuổi.

Về chế độ ăn uống, người cao tuổi nên ăn những thức ăn chứa nhiều canxi, omega 3, và vitamin. Đồng thời hạn chế sử dụng các chất bột đường, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

Lời khuyên

Người cao tuổi cần tập thói quen vận động ngay cả khi chức năng vận động còn bình thường để làm chậm suy giảm chức năng sinh lý. Khi có suy giảm chức năng vận động cần tập vận động sẽ làm chậm quá trình suy giảm chức năng nặng hơn.

Nên nhớ rằng: Đừng đợi đến khi mất chức năng vận động mới tìm cách hồi phục. Ngoài ra cần phát hiện sớm tình trạng tiểu không tự chủ để điều trị. Và khuyến khích người cao tuổi mặc tã bỉm nếu gặp phải vấn đề này. Đồng thời cần chú ý phòng ngừa ngã, vì ngã ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong, tàn phế, trở thành là gánh nặng cho gia đình.

Một số bài tập

Bài tập về sức bền

Bất kỳ hoạt động nào làm tăng nhịp tim và nhịp thở trong thời gian dài đều được coi là bài tập sức bền. Các bài tập sức bền và aerobic rất tốt cho tim, phổi và hệ tuần hoàn. Giúp giảm các triệu chứng của một số bệnh thường gặp lúc tuổi già. Như viêm khớp, tiểu đường, loãng xương, béo phì, đau lưng và trầm cảm.

Các hoạt động như đi bộ, chạy bền, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu và quần vợt đều là những bài tập tăng sức bền.

Các bài tập sức mạnh

Các bài tập sức mạnh không chỉ giúp bạn khỏe hơn mà còn giúp tinh thần tỉnh táo; sảng khoái để thực hiện các công việc hàng ngày tốt hơn. Và có thể tăng cường trao đổi chất để duy trì cân nặng hợp lý.

nâng tạ
Luyện tập hợp lý

Các bài tập sức mạnh cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho lượng đường trong máu ở mức phù hợp. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì. Các bài tập sức bền và sức mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, duy trì xương chắc khỏe.

Một số bài tập sức mạnh phù họp với người cao tuổi như: Squats; nâng tạ phù hợp với sức khỏe, chống đẩy giúp các cơ cánh tay, vai và ngực được hoạt động. Tuy nhiên với người cao tuổi không nên hít đất; mà nên chống đẩy lên tường để phù hợp với sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *