Phì đại tuyến tiền liệt ngày càng trở thành nỗi lo của nhiều nam giới khi mà số lượng người mắc phải căn bệnh này không ngừng gia tăng. Phì đại tuyến tiền liệt còn có các tên gọi khác như u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ có kích thước khoảng 10 – 20 gr chỉ gặp ở nam giới, nằm sát cơ bàng quang bao quanh chỗ nối niệu đạo với cổ bàng quang.
Mục Lục
Đối tượng dễ mắc phì đại tiền liệt tuyến là ai?
Phì đại tiền liệt tuyến bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30, tuy nhiên sau độ tuổi 50 mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Một số ít xuất hiện ở người trẻ tuổi. Bệnh ngày càng gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này.
Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ bao gồm: Gia đình có người mắc phì đại tiền liệt tuyến. Những người bị béo phì, ít luyện tập thể dục thể thao. Người lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích; uống ít nước, ăn nhiều chất béo cũng dễ mắc bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng
Tiền liệt tuyến có chức năng chính là sản xuất ra chất dịch giúp cho quá trình sinh sản của nam giới. Ngoài ra tiền liệt tuyến còn giữ độc tố, vi khuẩn, hóa chất không để đi vào đường tiết niệu.
Phì đại tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt; chèn ép vào niệu đạo. Và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhiều lần; tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết bãi. Và các biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận,… Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi bị phì đại tiền liệt tuyến người bệnh tiểu nhiều lần trong ngày nhất là về ban đêm gây mất ngủ. Đột ngột buồn đi tiểu, không nhịn được tiểu quá vài phút. Tiểu khó, phải rặn mới đi tiểu được, tiểu ngắt quãng, tia tiểu yếu. Đái xong vẫn còn vải giọt nước tiểu rỉ ra làm ướt quần. Tiểu xong không thoải mái vẫn còn cảm giác tiểu chưa hết. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn lại.
Hệ lụy khi mắc phải
Hội chứng kích thích: Luôn luôn có cảm giác rất mót đái, đái hết. Nếu không được điều trị sớm, tích cực thì sẽ để lại hậu quả:
Trước hết nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu. Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh (đây chính là lý do chủ yếu để bệnh nhân tìm đến với thày thuốc).
Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: Dễ bị viêm đường tiết niệu; nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này di ngược lên trên gây viêm đài; bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính.
Chuyển thành ung thư tiền liệt tuyến: Nếu ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện sớm; thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt. Nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám xét kiểm tra định kỳ. Nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.
U xơ tiền liệt tuyến uống thuốc gì?
U xơ tiền liệt tuyến nếu không được can thiệp sớm, bệnh kéo dài khiến kích thước của tuyến tiền liệt ngày càng tăng. Gây chèn ép vào niệu đạo và bàng quang. Làm tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Do đó, nhiều người thắc mắc, u xơ tiền liệt tuyến uống thuốc gì để cải thiện.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến thường được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ (trọng lượng dưới 45g). Nếu thể tích của tuyến tiền liệt lớn hơn 25ml. Chưa có triệu chứng nặng thì sẽ được kê thuốc về uống. Và theo dõi từ 3-6 tháng để đánh giá lại.
Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị u xơ tiền liệt tuyến là thuốc hỗ trợ giãn cơ trơn thành mạch; tuyến tiền liệt hoặc cổ bàng quang để hạn chế quá trình nghẽn mạch niệu đạo do u xơ gây ra. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể chỉ định nhóm thuốc giúp ngăn chặn tác động của các hormone sinh dục nam. Ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của tuyến tiền liệt, làm bộ phận này co lại. Ở một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn được chỉ định điều trị bằng cả 2 loại trên. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Chứ không triệt tiêu được các khối u xơ. Thời gian dùng thuốc thường kéo dài, tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn.