Trào lưu làm việc 996 của giới trẻ Trung Quốc đã bị “thổi còi”

Trong khi các tỷ phú, doanh nhân như là Jack Ma đều ca ngợi văn hóa “996” là một giá trị cần phát huy thì nhiều người trẻ Trung Quốc lại cảm thấy mệt mỏi vì phải làm việc quá nhiều và quá sức. Theo như đài CNN đưa tin, giới chức Trung Quốc đang để mắt đến những công ty yêu cầu nhân viên làm thêm giờ quá mức so với quy định.

Hôm 26 tháng 8, Tòa án tối cao Trung Quốc đã chính thức lên án văn hóa 996 khắc nghiệt ở tại quốc gia này. Văn hóa 996 ngày càng được phổ biến ở các công ty công nghệ lớn, công ty khởi nghiệp và ở cả các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể hơn thì những công ty áp dụng văn hóa khắc nghiệt này để yêu cầu nhân viên làm việc từ 9h sáng đến 9h tối và 6 ngày mỗi tuần.

Tình trạng làm thêm quá giờ ở các doanh nghiệp tại Trung Quốc

“Gần đây, tình trạng làm thêm quá giờ ở một số ngành công nghiệp đang được chú ý rộng khắp”, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nêu trong tuyên bố gửi Bộ Nhân lực và an sinh xã hội.

Quyền được nghỉ ngơi và du lịch

Giới chức trách nhấn mạnh người lao động có quyền được nghỉ ngơi và đi du lịch. Việc tuân thủ hệ thống giờ làm việc quốc gia là nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng lao động.

Quyền được nghỉ ngơi và du lịch
Tình trạng làm thêm quá giờ ở các doanh nghiệp tại Trung Quốc

Tòa án dẫn chứng những trường hợp nhân viên bị buộc làm việc theo văn hóa 996; trong thời gian dài thuộc các công ty ở nhiều lĩnh vực. Và mô tả đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật về giới hạn làm thêm giờ. Nên được xem là vi phạm pháp luật. Tranh cãi về văn hóa làm việc 996 ở Trung Quốc không phải là điều mới mẻ. Đơn cử như tỉ phú công nghệ Jack Ma, đồng sáng lập Công ty Alibaba, đã nhận về nhiều “gạch đá” sau khi gọi văn hóa 996 là một “ân huệ” hai năm trước.

Sự bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc

“Khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ không sai. Nhưng điều này không thể là lá chắn cho phép người sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm pháp lý”, Tòa án tối cao nhấn mạnh.

Tuyên bố được giới chức trách Trung Quốc đưa ra; trong bối cảnh Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát đối với các tập đoàn tư nhân. Các nhà lãnh đạo cấp cao ở quốc gia này khẳng định đây là động thái cần thiết. Nhằm giải quyết thực trạng bất bình đẳng trong giáo dục. Ngăn chặn những bất ổn xã hội trong tương lai.

Gần đây, giới trẻ Trung Quốc cũng bắt đầu quay lưng với văn hóa 996 bằng nhiều phong trào. Như “bỏ phố về quê”, “nằm thẳng”… Triết lý này kêu gọi mọi người ngó lơ những áp lực xã hội. Khiến họ phải miệt mài cày cuốc để kết hôn, sinh con hay mua nhà.

Sự nhàm chán và lặp đi lặp lại

Theo Xiang Yuanzhi, tổng biên tập của tạp chí Internet Economy, một trong những lý do khiến nhiều nhân viên công nghệ trẻ ngày nay cảm thấy bị đối xử bất công, bất mãn với công việc là vì sự khác biệt lớn giữa kỳ vọng và thực tế.

Các doanh nghiệp công nghệ rất ít quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên
Sự nhàm chán và lặp đi lặp lại

“Công việc của họ nhàm chán và chủ yếu lặp đi lặp lại. Chỉ tập trung vào các phần rất nhỏ trong dự án khổng lồ. Thật khó để có được cảm giác thỏa mãn”, ông Xiang giải thích.

Với Wang, công việc của các lập trình viên về cơ bản không khác gì công nhân dây chuyền lắp ráp. “Các lập trình viên trẻ đã lớn lên với một cuộc sống sung túc hơn trước. Vì vậy họ đòi hỏi nhiều tự do cá nhân hơn”, Wang nói thêm.

Trong số 40 nhân viên công nghệ Trung Quốc mà CNN phỏng vấn. Có rất ít người nói rằng họ nhận được sự tư vấn hoặc giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ nhân viên. Thứ mà không nhiều công ty công nghệ Trung Quốc có.

Enoch Li, người điều hành dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần cho nhiều công ty ở Trung Quốc. Nói rằng theo kinh nghiệm của cô, các doanh nghiệp công nghệ; rất ít quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.

“Đôi khi họ không có ngân sách cho nó”, cô nói.

Trang pfcbiz.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *